Sinh học

Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là
Sinh học

Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là

Câu hỏi: Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là A. Đột biến xôma B. Đột biến giao tử C. Đột biến nhiễm sắc thể D. Đột biến tiền phôi Đáp án A. Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến xôma. Giải thích: Đột biến xôma là đột biến tế bào sinh dưỡng xảy ra trong nguyên phân sẽ được nhân lên ở một mô → thể khảm, đột biến xôma không di truyền qua sinh sản hữu tính. Đột biến xôma là đột biến xảy ra ở tế bào xôma của một sinh vật đa bào sinh sản hữu tính. Theo nghĩa rộng nhất, đột biến xôma là bất kỳ đột biến nào xảy ra trong một tế bào không phải là giao tử, tế bào mầm hoặc tế bào sinh giao tử (dòng mầm) của sinh vật gồm cả con người, có thể là đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể hoặc cả hai, nhưng chỉ ở tế bào xôma....
Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực
Sinh học

Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực

Câu hỏi: Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực A. tế bào chất B. nhân C. màng tế bào D. thể Golgi Đáp án A. Giải thích: Ở sinh vật nhân thực, mARN được tổng hợp ở nhân rồi di chuyển ra ngoài tế bào chất để thực hiện quá trình dịch mã → Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở tế bào chất.
Trong quá trình dịch mã phân tử nào sau đây đóng vai trò như người phiên dịch
Sinh học

Trong quá trình dịch mã phân tử nào sau đây đóng vai trò như người phiên dịch

Câu hỏi: Trong quá trình dịch mã phân tử nào sau đây đóng vai trò như người phiên dịch A. mARN B. ADN C. tARN D. rARN Đáp án C. Giải thích: Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN đóng vai trò như người phiên dịch. tARN tham gia vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã tổng hợp pôlipeptit. Một đầu của phân tử tARN chứa bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba mã sao trên mARN, một đầu liên kết với axit amin. Vì vậy thông qua tARN, mỗi bộ ba trên mARN được dịch thành 1 aa trên chuỗi pôlipeptit.
Theo Jacop và Mono các thành phần cấu tạo của operon Lac gồm
Sinh học

Theo Jacop và Mono các thành phần cấu tạo của operon Lac gồm

Câu hỏi: Theo Jacop và Mono các thành phần cấu tạo của operon Lac gồm A. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). B. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). C. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O). D. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P). Đáp án B. Giải thích: Theo Jacop và Mono các thành phần cấu tạo của operon Lac gồm Operon Lac bao gồm vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). Gen điều hòa không thuộc Operon Lac.
Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của operon Lac ở E coli là
Sinh học

Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của operon Lac ở E coli là

Câu hỏi: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của operon Lac ở E coli là A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ. B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ. C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A. D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A. Đáp án B. Giải thích: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là 3 loại protein tương ứng với 3 gen Z, Y, A từ đó hình thành 3 loại enzim để phân hủy lactôzơ.