Sinh học

Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN
Sinh học

Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN

Khái niệm Trong sinh học phân tử, quá trình nhân đôi DNA hay tổng hợp DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA xoắn kép trước mỗi lần phân bào. Kết quả của quá trình này là tạo ra hai phân tử DNA gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ sai khác với tần số rất thấp (thông thường dưới một phần vạn). Có được như vậy là do cơ chế nhân đôi thực hiện dựa trên nguyên tắc bổ sung, và tế bào có hệ thống tìm kiếm và sửa chữa các sai hỏng DNA hoạt động hiệu quả. Nguyên tắc Quá trình nhân đôi DNA ở tế bào sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và DNA của virut (dạng sợi kép) đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN Là cơ sở cho nhiễm sắc thể tự nhân đôi; đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào....
Ví dụ về diễn thế nguyên sinh
Sinh học

Ví dụ về diễn thế nguyên sinh

Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn hay xảy ra trên một nền (giá thể) mà trước đó chưa hề tồn tại một quần xã sinh vật nào hoặc là chưa có bất kỳ một "mầm móng" của sinh vật xuất hiện trước đây (mầm mống của sinh vật là những dạng tồn tại của sinh vật và có thể phát triển thành 1 cá thể như các bào tử, phấn hoa, thân chồi ngầm, trứng....). Ví dụ về diễn thế nguyên sinh: đảo mới hình thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông hoặc là sau khi nham thạch núi lửa đông đặc và nguội đi, do quá trình phong hóa, vùng đất "mới" ra đời, làm nền cho sự quần tụ và phát triển kế tiếp của các quần xã sinh vật. Nhóm sinh vật đầu tiên được phát tán đến đó hình thành nên quần xã tiên phong. Tiếp đó là một dãy quần xã tuần tự thay thế nhau. Khi có cân bằng s...
Khái niệm quần thể sinh vật và ví dụ
Sinh học

Khái niệm quần thể sinh vật và ví dụ

Khái niệm quần thể sinh vật Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. Quá trình hình thành quần thể sinh vật (qua các giai đoạn): Cá thể phát tán → Môi trường mới → Chọn lọc tự nhiên tác động → Cá thể thích nghi → Quần thể sinh vật. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ hoặc quan hệ cạnh tranh trong các hoạt động sống. Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật: hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông, chó rừng thường quần tụ từng đàn để bắt mồi… Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật: thực vật cạnh tranh ánh sáng, động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình… >>> Xe...
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền theo con đường nào?
Sinh học

Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền theo con đường nào?

Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là quan hệ dinh dưỡng. Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng càng giảm. Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng 10%. Sơ đồ dòng năng lượng đi qua các bậc dinh dưỡng chính trong hệ sinh thái  Phân bố năng lượng trên trái đất - Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất. - Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy (50% bức xạ) cho quang hợp. - Quang hợp chỉ sử dụng  khoảng 0,2 – 0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng) - Thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời và tiếp nhận chất dinh dư...
Công thức và bài tập về Hiệu suất sinh thái
Sinh học

Công thức và bài tập về Hiệu suất sinh thái

Hiệu suất sinh thái là gì? Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng sau tích lũy được thường là 10% so với bậc trước liền kề (Hiệu suất sinh thái luôn luôn nhỏ hơn 100%). Công thức tính hiệu suất sinh thái Hiệu suất sinh thái có thể biểu diễn bằng công thức: eff = Ci+1 / Ci x 100% Trong đó, eff là hiệu suất sinh thái (tính bằng %), Ci là bậc dinh dưỡng thứ i, Ci+1 là bậc dinh dưỡng thứ i+1 sau bậc Ci. Hoặc Bài tập mẫu về tính hiệu suất sinh thái Ví dụ: Biết năng lượng mặt trời chiếu xuống một hệ sinh thái là 9.109 kcal. Năng lượng của sinh vật sản xuất là 45 x 108 kcal. Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 45.107kcal, của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 9.107 kcal. Biết hiệu suất ...