Ngành Quản trị kinh doanh: Học gì và làm gì?

Nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp. Và mỗi doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì không thể thiếu việc thực hiện các chiến lược quản trị quá trình kinh doanh. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều các bạn trẻ đăng ký học ngành Quản trị Kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn chưa thực sự hiểu rõ Ngành Quản trị kinh doanh: Học gì và làm gì? Để học ngành Quản trị kinh doanh cần có những kỹ năng gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất cho những bạn đang trong quá trình tiểu hiểu về Ngành Quản trị kinh doanh.

Ngành Quản trị kinh doanh là gì?

Trước khi có thể biết ngành Quản trị kinh doanh: Học gì và làm gì thì chúng ta cần nắm được ngành Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu suất, quản trị doanh nghiệp thông qua quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Ngành Quản trị kinh doanh được chia thành nhiều ngành chuyên sâu như: quản trị nhân sự, quản trị du lịch – khách sạn – nhà hàng, quản trị doanh nghiệp,…

Ngành Quản Trị Kinh Doanh: Học Gì Và Làm Gì?

Ngành Quản trị kinh doanh: Học gì và làm Gì?

Tiếp đến, chúng ta sẽ biết được Ngành Quản trị kinh doanh: Học gì và làm gì. Dù bạn có theo đuổi ngành học nào đi nữa thì lộ trình học cũng vẫn sẽ là các môn học đại cương → các môn chung của ngành → các môn chuyên sâu chuyên ngành. 

Cụ thể đối với ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được học những kiến thức bao quát về nền kinh tế, kiến thức cơ sở về kinh tế và quản lý bao gồm : Kinh tế học vi mô, vĩ mô; Luật kinh tế, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Kinh tế lượng, Quản trị học. Sau đó, các bạn sẽ phải học kiến thức ngành và kiến thức thực tế cập nhật về quản trị kinh doanh bao gồm Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị sản xuất, Hành vi tổ chức, Thương mại điện tử, Kinh doanh quốc tế, Kế toán quản trị, Tài chính quốc tế. Và những nội dung quan trọng và khó nhất chính là kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị kinh doanh bao gồm Quản trị chất lượng, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án, Quản trị Logistics và Khởi sự doanh nghiệp.

Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên sẽ được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, lập kế hoạch và phát triển toàn diện các kỹ năng đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống, giao tiếp trong kinh doanh,…

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh Sinh viên sẽ làm những công việc như xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; xây dựng kế hoạch kinh doanh; xây dựng chiến lược điều phối sản phẩm, chính sách giá, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu; kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp; lên chiến lược và lập được kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình.

Với một cơ sở kiến thức nền tảng, cử nhân Quản trị kinh doanh tại Đại học Đại Nam hoàn toàn có thể tự tin thể hiện năng lực của mình trong nền kinh tế hiện nay. 

Ngành Quản trị kinh doanh cần những kỹ năng gì?

Để phù hợp với ngành, sinh viên không chỉ phải biết ngành Quản trị kinh doanh: Học gì và làm gì mà còn cần phải tìm hiểu những kỹ năng và tố chất cần thiết. Những yếu tố đó là: Năng động, tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán; có tư duy logic, nhạy bén; thích giao tiếp; có khả năng thương lượng, đàm phán, giải quyết tốt tình huống trong kinh doanh, chịu áp lực tốt; thích môi trường cạnh tranh; quan tâm đến những biến động của nền kinh tế, đam mê lĩnh vực kinh doanh. 

Ngành Quản trị kinh doanh ra trường làm việc ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, các bạn sinh viên có thể làm ở các công ty, tập đoàn hay các doanh nghiệp liên doanh, mở công ty riêng, hoặc giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, … Những vị trí mà sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm là Chuyên viên phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán; Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính trong các tập đoàn, công ty với mức lương cao, hậu hĩnh, cùng môi trường làm việc năng động và cơ hội thăng tiến nhanh. Ngoài ra nếu đủ bản lĩnh, sinh viên có thể tự thành lập và điều hành công ty riêng cho chính mình. 

Khi theo học tại Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Đại Nam, sinh viên sẽ trực tiếp trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau sau khi tốt nghiệp.

Chắc hẳn sau khi đã đọc bài viết này thì những bạn yêu thích ngành Quản trị kinh doanh có thể biết được ngành Quản trị kinh doanh: Học gì và làm gì rồi đúng không? Và quan trọng nhất vẫn là bạn cần phải nỗ lực và phấn đấu hết mình trong chặng đường học tập và rèn luyện của bản thân. Chúc các bạn thành công!