Ngành Marketing gồm những mảng nào? Có nên học Marketing hay không?

Chúng ta có thể thấy rõ, đại dịch Covid 19 đặt ra rất nhiều thách thức lên các ngành nghề của nước ta từ y tế, giáo dục, vận chuyển,… Tuy nhiên, cũng chính từ sau đại dịch tương lai ngành Marketing, đặc biệt là Digital Marketing vẫn vô cùng triển vọng, thu hút nguồn nhân lực trẻ học tập, làm việc với nhu cầu tuyển dụng cao.

Digital Marketing là một ngành nghề đầy triển vọng trong thời đại số hiện nay.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ngành Marketing, ngành Marketing gồm những mảng nào? Có nên học Marketing hay không?

Ngành Marketing gồm những mảng nào?

Trong câu chuyện thành công của doanh nghiệp, ngành Marketing đã trở thành một trong những yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành công, giúp công ty, doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng một cách nhanh chóng và dần khẳng định được vị thế của mình. Đồng thời, cơ hội việc làm của ngành Marketing trở nên rộng mở và khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao tại lĩnh vực này. Vậy, ngành Marketing gồm những mảng nào? Dưới đây là những đáp án mà bạn đang tìm kiếm nhé.

  1.     Xây dựng thương hiệu – Branding

Ngành Marketing đòi hỏi bạn là một người yêu thích sự sáng tạo, tạo nên những giá trị ý nghĩa cho công ty, doanh nghiệp bạn đang theo làm. Bộ phận xây dựng thương hiệu (branding) này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quảng bá sản phẩm từ doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng.

  1.     Quảng cáo – Advertising

Trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều các công cụ phương tiện có thể hỗ trợ bạn trong công việc quảng cáo như Website, Facebook, Blog, Báo chí, MXH,… Bộ phận quảng cáo Advertising có thể sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá đưa các sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. 

  1.     Marketing kỹ thuật số – Digital Marketing

Digital Marketing là hoạt động dựa trên các nền tảng kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng, bao gồm các hoạt động như quảng cáo online, social media, sáng tạo nội dung số,… Nếu bạn thích học về Marketing kỹ thuật số thì đòi hỏi bạn phải có các kỹ năng như: hiểu về các công cụ Marketing, có kiến thức đo lường dữ liệu và bắt kịp xu hướng hiện đại.

  1.     Marketing thương mại – Trade marketing

Nhiệm vụ chính của Marketing thương mại hay trade marketing chính là tạo ra các hoạt động kích cầu mua cho người tiêu dùng, thông qua các hoạt động khuyến mãi để có thể thuyết phục khách hàng chốt đơn một cách nhiều nhất.

  1.     Quan hệ công chúng – Public Relations

PR (Public Relations) được xem là một trong những bộ phận tạo ra tiếng nói cho doanh nghiệp, là người tạo nên thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

  1.     Nghiên cứu thị trường – Market Research

Là các công việc liên quan đến thu thập dữ liệu và thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với ngành này đòi hỏi bạn là một người nhạy bén và sự hiểu biết về các công cụ phương tiện.

Các công việc có thể làm sau khi ra trường?

Marketing là một lĩnh vực rộng và đa dạng, được ví như “bộ não” của công ty và doanh nghiệp đó cho dù lớn hay nhỏ. Bởi vậy, đây cũng là ngành học có khá nhiều các vị trí mà bạn có thể đảm nhận như: 

  • Chuyên viên Marketing (Marketing Specialist)
  • Nhân viên sáng tạo nội dung (Content Creator/ Content Marketing)
  • Chuyên viên tối ưu hóa tìm kiếm (SEO Specialist)

  • Chuyên viên quản lý truyền thông mạng xã hội (Social Media Specialist)
  • Nhân viên nghiên cứu thị trường (Market Research Analyst)
  • Chuyên viên Quan hệ công chúng (Public Relations Specialist)
  • Nhân viên bán hàng (Sales),…

Marketing có những bộ phận nào?

Tuỳ vào mô hình và quy mô của từng doanh nghiệp, vì vậy cơ cấu và chức năng của các phòng ban, bộ phận cũng được bố trí khác nhau. Dưới đây là những bộ phận cơ bản tại bộ phận Marketing mà bạn có thể tham khảo nhé:

  • Bộ phận quản trị Marketing;
  • Bộ phận quảng cáo và khuyến mãi;
  • Bộ phận tiêu thụ;
  • Bộ phận nghiên cứu Marketing;
  • Bộ phận phát triển sản phẩm mới…

Ngành Marketing thi tổ hợp gì?

Chắc hẳn nhiều bạn vẫn đang hoang mang, muốn theo học Marketing mà lại chưa biết thi tổ hợp gì. Mỗi trường đại học sẽ có những đề án riêng và sẽ có các tổ hợp thi khác nhau, tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số tổ hợp thi phổ biến của ngành Marketing như: A00, D07, D01, D03, A01…

Marketing xét tuyển những khối nào?

Tuỳ thuộc vào từng trường đại học cũng như đề án tuyển sinh năm đó, vì vậy dẫn đến khối xét tuyển sẽ có sự thay đổi. Sau đây là một số khối xét tuyển phổ biến như:

(A00) Toán, Vật Lý, Hoá học

(A01) Toán, Địa lý, Tiếng Anh

(A02) Toán, Ngữ văn, Vật lý

(C00) Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử

(D01) Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán

(D03) Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp

(D07) Toán, Tiếng Anh, Hoá học

(D10) Toán, Tiếng Anh, Địa lý

Có nên học Marketing hay không?

Với sức ép của nền kinh tế số hiện nay, ngành Marketing đang ngày một khẳng định được chỗ đứng của mình, là ngành có nhiều tiềm năng phát triển nhất hiện nay. Sau đây, hãy để thidaihoc.vn chỉ ra cho bạn 7 lý do bạn nên chọn theo học ngành này:

  1.     Cơ hội nghề nghiệp rộng mở;
  2.     Thu nhập cao;
  3.     Thời gian làm việc tự do không bị gò bó;
  4.     Thỏa sức sáng tạo và phát triển các kỹ năng khác;
  5.     Có cơ hội học hỏi thêm các lĩnh vực khác;
  6.   Có thể đi làm sớm ngay từ khi đang đi học;
  7.   Công ty, doanh nghiệp dù bé hay lớn đều cần đến Marketing

Mong rằng qua bài viết của thidaihoc.vn, bạn sẽ có thêm thông tin để định hướng cho bản thân trong tương lai, đừng quên cập nhật những bài viết mới nhất nhé!