Lịch sử

Đời vua cuối cùng của nhà Lý là ai
Lịch sử

Đời vua cuối cùng của nhà Lý là ai

Câu hỏi: Đời vua cuối cùng của nhà Lý là ai A. Lý Cao Tông B. Lý Chiêu Hoàng C. Lý Huệ Tông D. Lý Trấn Quán Đáp án B. Vị vua cuối của nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng, vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý từ năm 1224 đến năm 1225. Lý Chiêu Hoàng là hoàng đế nữ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và cũng là vua cuối cùng của triều đại nhà Lý.
Phương thức kiếm sống của người tinh khôn
Lịch sử

Phương thức kiếm sống của người tinh khôn

Câu hỏi: Phương thức kiếm sống của người tinh khôn trong thời đá mới là gì? A. săn bắt, hái lượm B. trồng trọt, chăn nuôi C. hái lượm D. săn bắn Đáp án B. Các nhà khảo cổ coi thời đại đá mới là một cuộc cách mạng, khi con người từ săn bắt, hái lượm, đánh cá đã tiến tới trồng trọt, chăn nuôi. Đây cũng là phương thức kiếm sống chủ yếu của người tinh khôn trong thời đá mới.
Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về
Lịch sử

Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về

Câu hỏi: Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về A. quý tộc xuất thân bô lão của thị tộc B. chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn C. nhà vua D. Đại hội công dân Đáp án B. Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn. Đây là kết quả của quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt (Mục 2 Trang 22 - SGK Lịch sử 10 cơ bản).
Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến mâu thuẫn nào nảy sinh
Lịch sử

Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến mâu thuẫn nào nảy sinh

Câu hỏi: Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn nào nảy sinh? A. Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản B. Chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công C. Mâu thuẫn giữa tư sản với nông dân D. Chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp khác Đáp án D. Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp khác đã nảy sinh và ngày càng trở nên gay gắt (SGK Lịch sử 8, trang 4).
Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?
Lịch sử

Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?

Câu hỏi: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển? A. Vương triều Hồi giáo Đê-li B. Vương triều Gúp-ta C. Vương triều Mô-gôn D. Vương triều Hác-sa Đáp án B. Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều Gúp-ta được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển: Thế kỉ III, Ấn Độ bị phân tán thành nhiều quốc gia nhỏ. Đến thế kỉ IV, Ấn Độ được thống nhất lại dưới vương triều Gúp-ta. Thời kì này là thời kì phục hưng và phát triển của Ấn Độ về cả kinh tế, xã hội và văn hóa.