Lịch sử

Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là
Lịch sử

Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là

Câu hỏi: Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là A. chữ viết B. toán học C. thiên văn học và lịch pháp D. chữ viết và lịch pháp Đáp án C. Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là thiên văn học và lịch pháp. Giải thích: Do hoạt động sản xuất nông nghiệp, muốn cày cấy theo thời vụ người nông dân cần quan sát quy luật của trời đất. Dần dần họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời. Từ những tri thức đầu tiên này cư dân phương Đông đã sáng tạo ra lịch. Đây cũng đông thời là cơ sở để tính chu ki thời gian và mùa. Người ta biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ -> Thiên văn học và lịch pháp...
Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?
Lịch sử

Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?

Câu hỏi: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến? A. Nho giáo B. Đạo giáo C. Phật giáo D. Tôn giáo dân gian Trung Quốc Đáp án A. Ở Trung Quốc hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến là Nho giáo. Giải thích: Chế độ phong kiến Trung Quốc được xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Những giáo lý của Nho giáo là công cụ sắc bén bảo vệ chế độ phong kiến.
Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm những giai cấp nào?
Lịch sử

Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm những giai cấp nào?

Câu hỏi: Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm những giai cấp nào? A. Quý tộc, nông dân B. Địa chủ, nông nô C. Địa chủ, nông dân lĩnh canh D. Quý tộc, nông nô Đáp án C. Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm 2 giai cấp là địa chủ và nông dân lĩnh canh. - Quan lại và những nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất và có quyền lực trở thành địa chủ. - Nông dân bị mất ruộng đất phải nhận ruộng đất của địa chủ cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.
Ý nào dưới đây là đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật
Lịch sử

Ý nào dưới đây là đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật

Câu hỏi: Ý nào dưới đây là đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt hiếu chiến Đáp án D. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Người tối cổ tự cải biến mình hoàn thiện mình từng bước nhờ
Lịch sử

Người tối cổ tự cải biến mình hoàn thiện mình từng bước nhờ

Câu hỏi: Người tối cổ tự cải biến mình hoàn thiện mình từng bước nhờ? A. Nhờ lao động B. Nhờ tự tìm kiếm được thức ăn C. Nhờ thích nghi với điều kiện tự nhiên D. Nhờ tự cải tạo thiên nhiên Đáp án A. Nhờ lao động, bàn tay con người trở nên khéo léo dần, cơ thể biến đổi để có tư thế lao động thích hợp, tiếng nói thuần thục hơn -> Con người tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động.