Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng
(1) Sự ra đời của Thánh Gióng
(2) Giặc Ân xâm lược, Thánh Gióng biết nói và xin nhận trách nhiệm đánh giặc
(3) Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
(4) Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc
(5) Thánh Gióng đánh tan giặc
(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời
(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ
(8) Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng
Chi tiết một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng
Sự kiện 1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng
– Hai ông bà đã già, chưa có con.
– Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
– Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
– Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
Sự kiện 2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi
– Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.
– Gióng bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.
– Gióng lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi.
Sự kiện 3. Thánh Gióng đánh thắng giặc xâm lăng và bay về trời
– Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
– Gióng vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
– Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng vào giặc. Giặc chết như ngả rạ.
– Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre đánh giặc.
– Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi giáp sắt để lại cùng ngựa bay lên trời.
Sự kiện 4. Vua nhớ công ơn phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.