Mục lục
Đối tượng nghiên cứu của triết học
Đối tượng nghiên cứu của triết học là những mối liên hệ chung nhất của thế giới vật chất và cả bản chất, mối liên hệ giữa thế giới vật chất với nhũng sự vật hiện tượng do con người tưởng tượng ra như Thượng đế, thế giới thần thánh, thần linh…
– Triết học thời cổ đại được gọi là khoa học của mọi khoa học. Triết học tự nhiên là hình thức đầu tiên của triết học.
– Triết học thời Trung cổ được gọi là triết học Kinh viện với nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của các giáo điều Kinh Thánh.
– Triết học thời Phục hưng và Cận đại được gọi là siêu hình học với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người.
Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lê nin
Triết học Mác – Lênin ra đời vào những năm 30 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác – Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học.
Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin là nghiên cứu những quy luật chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Vai trò của con người đối với thế giới trên cơ sở giải quyết khoa học vấn đề cơ bản của triết học.
Phân biệt đối tượng nghiên cứu của triết học với các môn khoa học cụ thể khác
Tiêu chí | Đối tượng nghiên cứu của triết học | Đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học khác |
Phạm vi | Nghiên cứu rộng hơn, những lý luận chung trong cuộc sống con người
Ví dụ: Nghiên cứu sự lưu thông của tiền tệ, hàng hóa |
Nghiên cứu những lịch vực cụ thể đối với từng ngành khoa học:
Ví dụ: Sinh học: Nghiên cứu sự biến đổi gen Hóa học: Nghiên cứu ra các chất khử khuẩn thân thiện với môi trường |
Tính chất | Mang tính lý luận, trừu tượng
Ví dụ: Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức |
Mang tính chính xác, khoa học, có thể biểu hiện thành bảng số liệu,…
Ví dụ: Nghiên cứu sự tác động của khí cacbonic đến môi trường sống |