Câu 1: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều A. từ 3’ đến 5’ hay từ 5’ đến 3’ tùy theo từng mạch. B. theo chiều từ 3’ đến 5’cùng chiều với mạch khuôn. C. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên cả hai mạch. D. tùy từng phân tử ADN mà chiều di chuyển khác nhau. Câu 2: Một phân tử ADN chứa toàn N15 có đánh dấu phóng xạ được tái bản 4 lần trong môi trường chứa N14. Số phân tử ADN còn chứa N15 chiếm tỉ lệ: A. 25%. B. 6,25%. C. 50%. D. 12,5%. Câu 3: Gen dài 5100 Å. Khi gen phiên mã cần môi trường cung cấp tất cả 4500 ribônuclêôtit tự do. Số lần phiên mã của gen trên là: A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 4: Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A=400, U=360, G=240, X=480. Số lượng nuclêotit từng loại của gen là A. A=T=380, G=X=360 B. A=T=360, G=X=380 C. A=180, T=200, G=240, X=360 D. A=200, T=180, G=120, X=240 Câu 5: Emzim nào dưới đây cần phải tham gia đầu tiên vào quá trình tổng hợp ADN A. Ligaza B. ARN pôlimeraza C. Enzim tháo xoắn D. ADN poplimeraza Câu 6: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza A. tham gia vào quá trình tháo xoắn và phá vỡ các liên kết hyđrô. B. di chuyển cùng chiều trên hai mạch của phân tử ADN mẹ. C. di chuyển ngược chiều nhau trên hai mạch của phân tử ADN. D. nối các đoạn okazaki lại với nhau thành chuỗi polinuclêôtit. Câu 7: Một phân tử ADN có chiều dài 510 nm, khi tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung cấp A. 3000 nuclêôtit. B. 15000 nuclêôtit. C. 2000 nuclêôtit. D. 2500 nuclêôtit. Câu 8: Một gen có 600 nucleotit loại A và 900 nucleotit loại G. Gen này tự nhân đôi một lần, số liên kết hiđrô được hình thành là A. 3900. B. 7800. C. 1500. D. 3600. Câu 9: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 10: Thứ tự chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN và chiều tổng hợp mARN lần lượt là: A. 5’→3’ và 3’→5’ B. 5’→3’ và 5’→3’ C. 3’→5’ và 3’→5’ D. 3’→5’ và 5’→3’ Câu 11: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. Restrictaza. B. Ligaza. C. ARN pôlimeraza. D. ADN pôlimeraza. Câu 12: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. B. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. C. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. D. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của enzim ARN-pôlimeraza tổng hợp ARN? A. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. B. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’. C. Enzim ARN-pôlimeraza có thể tổng hợp mạch mới theo cả 2 chiều từ 5’ → 3’ và từ 3’ → 5’. D. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ có tác dụng làm cho 2 mạch đơn của gen tách ra. Câu 14: Ở tế bào nhân thực sau khi thực hiện phiên mã xong thì diễn biết tiếp theo là A. đưa ra tế bào chất tại đó kết hợp với ribôxôm và tARN để tổng hợp prôtêin. B. cắt bỏ các đoạn intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành. C. cắt bỏ các đoạn êxôn, nối các intron lại với nhau thành mARN trưởng thành. D. nối các ARN thông tin của các gen khác nhau lại thành mARN trưởng thành. Câu 15: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin (mARN) là A. 15. B. 5. C. 10. D. 25. Loading …