Trong xu thế hội nhập, với sự phát triển mạnh mẽ về mạng lưới công nghệ, không thể không nhắc đến ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới. Bên cạnh đó, để theo học được ngành này bạn cũng cần phải trang bị cho mình lượng kiến thức đáng kể, bởi ngành học này luôn đòi hỏi sự tư duy và logic.
Tuy nhiên cũng không ít số lượng bạn trẻ đang không xác định được học CNTT cần học giỏi những môn gì, vì hầu hết đang chỉ được giới thiệu là ngành ra trường với mức thu nhập cao, cơ hội việc làm rộng mở. Vậy hãy cùng thidaihoc.vn điểm qua môn học nào bạn cần học những môn gì?
Mục lục
Ngành công nghệ thông tin cần học những môn gì?
CNTT được xem là một ngành khá khó, đòi hỏi người học rất nhiều kỹ năng khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải cố gắng trong tất cả các môn học. Ngành CNTT hầu hết được chia ra làm 2 mảng lớn về môn học: Môn chuyên ngành và đại cương. Hầu hết sinh viên năm 3 năm 4 sẽ theo học chuyên ngành còn năm 1 năm 2 sẽ theo học phần đại cương.
Sinh viên theo học CNTT sẽ được học các môn dựa trên chuyên ngành mà các bạn lựa chọn. Tuy nhiên, hầu hết các bạn đều phải học các môn như sau:
- Hệ thống máy tính
- Công nghệ thông tin
- Lập trình phần mềm
- Phát triển ứng dụng web
- Quản lý dự án phần mềm
- Quy trình phát triển phần mềm
- Nhập môn lập trình
- Cơ sở dữ liệu
- Kiến trúc máy tính
- An ninh mạng…
Ngoài việc học những môn chuyên ngành, ngoại ngữ cũng là yếu tố vô cùng quan trọng cho quá trình học và cơ hội việc làm trong tương lai. Nếu bạn có ngoại ngữ bạn cũng có thể tiếp cận được với các chương trình giáo dục về CNTT từ nước ngoài và đặc biệt sẽ là “bàn đạp” để vươn cao hơn đến các vị trí công việc mà bạn mong muốn.
Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin?
Trải qua 2 năm đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của toàn cầu và tác động mạnh mẽ trực tiếp vào hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên ngành CNTT vẫn đạt được những con số ấn tượng. Điều này minh chứng cho sự phát triển vô cùng lớn cho ngành CNTT dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể đứng vững. Vậy khi học CNTT học chuyên ngành nào để ở đâu, thời gian, độ tuổi nào có thể làm việc được? Sau đây là một số chuyên ngành bạn có thể theo học khi lựa chọn ngành Công nghệ thông tin:
- Khoa học máy tính: Được xem là ngành phổ biến về CNTT, học chuyên ngành này bạn sẽ được học về lập trình, hệ điều hành, cấu trúc máy tính,…
- Kỹ thuật phần mềm: Học chuyên ngành này bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về cách lập trình, phát triển phần mềm, thử nghiệm, kiểm tra vận hành,…
- Kỹ thuật máy tính: Là một trong những ngành thú vị trong chuyên ngành CNTT, bạn sẽ được đào tạo từ thiết kế mạch điện đến xử lý thiết kế, kỹ thuật phần cứng và phần mềm.
- Robot và trí tuệ nhân tạo AI: Trước kia khi nhắc đến cụm từ Robot hay trí tuệ nhân tạo mọi người sẽ thường nghĩ đến một cái gì đó xa vời. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành này lại trở nên phổ biến hơn và khi các bạn theo học sẽ được học các môn tự động hoá về robot, robot từ công nghiệp đến robot phục vụ cho y tế,…
- Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: Khi học CNTT chúng ta không thể bỏ qua chuyên ngành này vì việc kết nối và truyền thông dữ liệu đặc biệt quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Học chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu bạn sẽ được học thiết kế quản trị hệ thống mạng máy tính, vận hành hạ tầng và truyền tải thông tin,…
Một số mẹo giúp học tốt các môn học của ngành công nghệ thông tin?
Nếu đặt câu hỏi ngành CNTT có khó không? Xin trả lời rằng là nó không khó như bạn nghĩ. Tuy nhiên để học được môn này một cách hiệu quả nhất bạn đừng bỏ lỡ một số mẹo giúp học tốt các môn học của ngành công nghệ thông tin dưới đây:
- Tăng cường thời gian “thực chiến” (thực hành, thực tập, thực tế)
- Phân bổ thời gian hợp lý, tăng thời gian tự học
- Nghiên cứu sách, báo về lĩnh vực Công nghệ thông tin
- Tìm tài liệu qua Youtube
- Học thêm ngoại ngữ,…
Qua bài viết trên thì bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi học CNTT cần giỏi môn gì nhất? Ngành công nghệ thông tin cần học những môn gì? Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin? Một số mẹo giúp học tốt các môn học của ngành công nghệ thông tin. Muốn giải đáp thêm thông tin mời bạn để lại thông tin bên dưới để được giải đáp nhé!