Trường nào tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng

Trường nào tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng? Điểm chuẩn xét tuyển ngành Kỹ thuật xây dựng là bao nhiêu? Ngành Kỹ thuật xây dựng thì học cái gì? Tất cả những câu hỏi bạn băn khoăn đều được giải đáp ngay trong bài viết này. Hãy dành 5 phút để tìm hiểu thông tin ở đây nhé!

Trường nào tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng?

Ngành Kỹ thuật xây dựng được đào tạo phổ biến hầu hết ở các trường Đại học như:

-Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Xây dựng
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
  • Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
  • Đại học Thủy lợi
  • Đại học Hải Phòng
  • Đại học Phương Đông

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Dân lập Duy Tân
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
  • Đại học Quang Trung
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Xây dựng Miền Trung

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Hùng Vương – TPHCM
  • Đại học Công nghệ TPHCM
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Đại học Kiến trúc TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  • Đại học Kiên Giang
  • Đại học Xây dựng Miền Tây

Tùy vào điểm chuẩn đầu vào, vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, sinh viên sẽ chọn cho mình một ngôi trường phù hợp.

Ngành Kỹ thuật xây dựng học những gì

Trường nào tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng? Dường như không quá khó để trả lời, những trường nào mới thật sự đào tạo chất lượng? vẫn là câu hỏi băn khoăn của nhiều sinh viên. Tại khu vực miền Bắc, Đại học Xây dựng vẫn luôn đánh giá cao trong việc đào tạo khối ngành Xây dựng.

Sinh viên Kỹ thuật xây dựng được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên môn và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng.

Sinh viên còn tìm hiểu các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng. Từ kiến thức, sinh viên bắt đầu thực hành: kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình và an toàn lao động, nắm vững các giải pháp bảo vệ môi trường và quy định pháp luật trong xây dựng.

Một số môn học tiêu biểu sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng được trang bị như: Sức bền vật liệu, Vật liệu xây dựng, Kiến trúc công nghiệp, Nền và móng, Kết cấu thép, Kết cấu bê tông, Cấp thoát nước, Máy xây dựng, Tổ chức thi công, An toàn lao động,…

Những kỹ năng cần có khi học ngành Kỹ thuật xây dựng

Ngoài kiến thức chuyên ngành, giỏi các môn học Toán, Lý, sinh viên ngành Kỹ thuật xây cần rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy, giao tiếp, quản lý đội nhóm, nhạy bén trong công việc.
Bên cạnh đó, một số yếu tố sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng cần trang bị kỹ lưỡng như:

  • Am hiểu về kiến thức lịch sử và địa lý, có vốn văn hóa sâu rộng
  • Khả năng chịu được áp lực công việc cao
  • Sự cẩn thận, kỹ lưỡng và chu toàn
  • Tinh thần cầu tiến, thái độ học hỏi
  • Sức khỏe thể lực và tinh thần ổn định

Nếu sinh viên có thể đáp ứng các yêu cầu trên thì sau khi ra trường sinh viên có thể tự tin ứng tuyển các công ty lớn. Theo kết quả khảo sát việc làm, tỷ lệ sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng có việc làm sau khi ra trường đạt gần 100%, trong đó hơn 90% làm đúng ngành nghề đào tạo.

Trong số các sinh viên đã ra trường, rất nhiều sinh viên của Khoa đã trở thành những gương mặt nổi tiếng và thành công trên nhiều lĩnh vực chỉ sau 2-3 năm tốt nghiệp, đặc biệt có những cựu sinh viên sau 3-4 năm làm việc đã đạt được mức thu nhập hơn 1.000 USD/tháng.

Thông qua bài viết, bạn có thể biết được thông tin về “Trường nào tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng”.