Có nên học ngành Kỹ thuật xây dựng hay không?

Kỹ thuật xây dựng là một trong số những ngành được đánh giá là có cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Vậy có nên học ngành Kỹ thuật xây dựng hay không? Bạn đã biết gì về điều kiện xét tuyển cũng như cơ hội việc làm ngành kỹ thuật xây dựng hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!

Có nên học ngành Kỹ thuật xây dựng?

Kỹ thuật xây dựng là ngành chuyên về các lĩnh vực tư vấn, thiết kế, quản lý, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng. Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về toán ứng dụng, các kỹ thuật vật lý, học về phần mềm thiết kế chuyên về lĩnh vực xây dựng công trình.

Ngoài ra, trong quá trình học sinh viên sẽ được học các kỹ năng cần thiết để có đầy đủ kinh nghiệm trong việc kiểm tra vật tư, chất lượng công trình và các giải pháp bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng còn được học những môn chuyên ngành như: Kiến trúc công nghiệp, Vật liệu xây dựng, cấp thoát nước, kết cấu thép và bê tông,…

Ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?

Kỹ thuật xây dựng là ngành hiện đang được xếp vào nhóm nghề có mức thu nhập hấp dẫn nhất hiện nay. Theo Báo cáo của Tổng Hội Xây dựng, tại Việt Nam có khoảng 78.000 doanh nghiệp xây dựng với hơn 4 triệu lao động. Có thể thấy được cơ hội việc làm ngành này là tương đối cao.

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng, sinh viên sẽ nhận được bằng Kỹ sư. Cơ hội việc làm luôn rộng mở với các tân kỹ sư. Sau khi ra trường, sinh viên sẽ được làm việc tại ở các vị trị khác nhau như:

  • Kỹ sư phụ trách giai đoạn thiết kế,giám sát thi công, thực hiện các quy trình thẩm định và nghiệm thu các công trình xây dựng có quy mô cả lớn và nhỏ như: trung tâm thương mại, nhà ở, chung cư,…
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế mỹ thuật, lập dự toán ngân sách cho các tập đoàn đa quốc gia, công ty liên doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác.
  • Tiếp tục học lên để trở thành giảng viên, trợ giảng, làm việc tại các cơ sở đào tạo, cơ quan nghiên cứu.

Ngành Kỹ thuật xây dựng làm ở đâu?

Đối với từng vị trí làm làm việc khác nhau mà sinh viên sẽ được làm việc trong nhiều môi trường khác nhau.

  • Đối với các công việc liên quan đến thiết kế, giám sát, thi công, và nghiệm thu công trình thì sinh viên sẽ phải làm việc ngoài trời, cụ thể là tại các công trình hoặc cũng có thể làm việc tại Sở xây dựng, Ban quản lý dự án xây dựng,..
  • Đối với công việc là tư vấn, lập dự toán, giảng dạy,…. sinh viên sẽ làm việc tại văn phòng, trường học hoặc viện nghiên cứu,..

Điều kiện xét tuyển ngành Kỹ thuật xây dựng

Phương thức xét tuyển

Mỗi trường sẽ có những phương thức tuyển sinh riêng cho ngành Kỹ thuật xây dựng. Nhưng nhìn chung thì vẫn có 2 phương thức chính: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPTQG và xét tuyển học bạ.

Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT: đối với phương thức xét tuyển này, trường sẽ tiến hành sử dụng kết quả của kì thi tốt nghiệp để xét tuyển với 2 tổ hợp môn phổ biến: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường sẽ có những tổ hợp khác nhau. Ví dụ trường Đại học Đại Nam sẽ có 2 tổ hợp là A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân) và A11 (Toán, Hóa học, Giáo dục công dân) trong khi trường Đại học xây dựng lại tổ chức thêm một môn Vẽ mỹ thuật để xét tuyển. Ngoài ra, số lượng trường khác sư sử dụng phương thức tuyển thẳng và phương thức xét học bạ.