Thắc mắc ngành kế toán học những môn gì? Có nên học kế toán hay không?

Ngành kế toán học những môn gì? Có nên học kế toán hay không luôn là thắc mắc thường trực của phụ huynh và thí sinh trong mỗi kỳ tuyển sinh đại học. Kế toán là ngành học chưa bao giờ hết hot, khác với nhiều ngành học khác thì kế toán là ngành có tính chất và đặc thù riêng biệt được đưa vào đào tạo từ lâu và là lĩnh vực rất khó có thể thay thế. Vì vậy, ngành Kế toán vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh và các bậc phụ huynh qua mỗi kỳ tuyển sinh đại học.

Ngành Kế toán học những môn gì?

Trước tiên ta cần hiểu Kế toán là gì? Kế toán là một trong những là công việc chuyên thu nhận, ghi chép, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,…

Học Kế toán thì sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành Kế toán.

Các môn đại cương như: triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật đại cương, xác suất thống kê,…

Các môn học chuyên ngành kế toán như: Nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán, phân tích ngân sách, chiến lược kinh doanh, kế toán tài chính, báo cáo tài chính, hệ thông thông tin, kế toán quốc tế, kinh tế vi mô, kế toán quản trị, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp, phân tích định lượng, quản lý rủi ro, kế toán thuế và những môn học cơ bản khác.

Ngoài ra sinh viên còn được trang bị các kỹ năng căn bản khác như: Kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý nhân sự, quản lý thời gian, quản lý kế hoạch,… Tạo tiền đề để khi ra trường sinh viên thích nghi với doanh nghiệp.

Có nên học ngành kế toán hay không?

Kế toán là trụ cột của một doanh nghiệp, là bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp bở lẽ Kế toán chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó Kế toán sẽ đảm bảo dòng tiền của doanh nghiệp.

Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn có nên học ngành Kế toán không có thể tham khảo các công việc mà Kế toán sẽ cần thực hiện để xem bản thân có phù hợp với nghề Kế toán không.

  • Các công việc mà Kế toán cần thực hiện là:
  • Thu thập thông tin: thu thập số liệu thông tin từ các hoạt động của doanh nghiệp và hệ thống lại dưới dạng phiếu thu – chi, xấu khi, nhập kho,…
  • Kiểm tra các khoản thu – chi: quản lý, kiểm tra mọi hoạt động thu – chi phát sinh, kiểm tra quỹ tiền và các chứng từ đi kèm…
  • Tiếp nhận xử lý chứng từ: tiếp nhận và xử lý các chứng từ liên quan đến hoạt động thu – chi phát sinh hàng ngày đảm bảo tính chính xác, minh bạch.
  • Ghi chép, lưu trữ thông tin vào sổ sách kế toán: Tổng hợp và ghi chép lại một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác những số liệu của các hoạt động kinh tế phát sinh, tổng hợp hàng ngày và cuối tháng lưu lại vào sổ kế toán.
  • Hệ thống và lập báo cáo tài chính: Hàng tháng sẽ tổng hợp tất cả số liệu thành báo cáo để trình lên ban lãnh đạo công ty. Đây là thông tin để lãnh đạo lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Cách thức xét tuyển ngành kế toán

Bên cạnh những thông tin về ngành học, trường học… thì các thí sinh quan tâm tới ngành Kế toán cần tìm hiểu và nắm rõ các phương thức xét tuyển để tăng cơ hội trúng tuyển.

Các phương thức xét tuyển ngành Kế toán

  • Xét điểm thi THPT Quốc gia.
  • Xét điểm học bạ THPT.
  • Xét điểm lớp 12 THPT. Sử dụng điểm trung bình cuối năm lớp 12 của tổ hợp điểm các môn xét tuyển.
  • Xét học bạ 5 kì. Xét tổng điểm trung bình 05 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10, học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12).
  • Xét học bạ 3 kì. Xét tổng điểm trung bình 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12).
  • Xét học bạ 3 năm THPT. Xét kết quả trung bình từng năm học của 03 năm THPT.
  • Xét theo kết quả kiểm tra đánh giá năng lực.
  • Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Các tổ hợp xét tuyển ngành Kế toán

  • A00 (Toán, Lý, Hóa).
  • A01 (Toán, Lý, Anh).
  • A02 (Toán, Văn, Lý).
  • A10 (Toán, Lý, Giáo dục công dân).
  • B00 (Toán, Hóa, Sinh).
  • C01 (Toán, Văn, Lý).
  • C15(Ngữ văn, Toán, Giáo dục công).
  • D01 (Toán, Văn, Anh).

Thí sinh lưu ý tìm hiểu kỹ các thông tin về phương thức xét tuyển và các tổ hợp xét tuyển để tìm ra thế mạnh của bản thân ở phương thức xét tuyển nào. Từ đó đưa ra lựa chọn tốt nhất để tăng cơ hội trúng tuyển cho bản thân.

Trên đây là các thông tin của ngành Kế toán xoay quanh các câu hỏi Ngành kế toán học những môn gì? Có nên học ngành kế toán hay không? Cách thức xét tuyển ngành kế toán? Mong rằng bài viết đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất.