Câu hỏi: Đọc hiểu sống trong đời sống cần có một tấm lòng?
(1) Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi
(2) Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông
Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông
Ôi trái tim đang bay theo thời gian
Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian (…)
(3) Hãy yêu ngày tới
Dù quá mệt kiếp người
Còn cuộc đời ta cứ vui
Dù vắng bóng ai
Dù vắng bóng ai
(Trích “Để gió cuốn đi”, Trịnh Công Sơn)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 2: Anh/ chị hiểu như thế nào về thông điệp được đề cập ở đoạn (1)?
Câu 3: Hình ảnh “trái tim” ở đoạn (2) sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Anh/ chị cảm nhận được gì từ đoạn (3) của văn bản? (Trả lời từ 5 – 7 câu)
Lời giải:
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2:
- “Tấm lòng” đại diện cho tình cảm thân ái, tình yêu và sự ngưỡng mộ sâu sắc nhất đối với người mình yêu quý hoặc người mà ta cảm phục.
- “Có một tấm lòng” không phải để hy vọng người khác nhận thức và trả ơn, mà đó là một cách sống không đòi hỏi lợi ích cá nhân để mang lại sự an lành và bình yên trong cuộc sống của chúng ta.
Câu 3:
Biện pháp tu từ hoán dụ: “trái tim”
Tác dụng: Trái tim là biểu tượng của những tình cảm ấm áp, là sự liên kết yêu thương của con người.
Câu 4:
Nếu mỗi người được ví như một loại quả, thì “tấm lòng” chính là trái ngọt ngào, đậm đà của loại quả đó. Tấm lòng là tình cảm chia sẻ, quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh, có khả năng thấu hiểu và xúc động trước những hoàn cảnh khó khăn, đau khổ.
Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Sống trong đời cần có một tấm lòng”. Ý kiến của tác giả mang đến cho chúng ta một thông điệp quý giá: Trong cuộc sống, không chỉ nhận lấy từ người khác mà hãy cho đi, chia sẻ, yêu thương và hiểu biết lẫn nhau. Chỉ khi có điều đó, cuộc sống mới trở nên tươi đẹp và rực rỡ ánh sáng.