11JunNo Comments
24May1 Comment
Các nhân tố tiến hóa và cơ chế tiến hóa
Nhân tố tiến hóa là gì?
Theo sách sinh học lớp 12 thì nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
1. Các nhân tố tiến hóa
1.1. Nhân tố đột biến
Theo quan điểm tiến hóa: Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).
Phát sinh đột biến có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể.
Ví dụ: Một quần thể sinh sản hữu tính ngẫu phối, trong đó gen A( màu thân trắng) trội hoàn toàn với a (màu thân đen). Giả thiết quần thể ở thế hệ P có 100% AA. Khi môi trường bị ô nhiễm là tác nhân gây đột biến A thành a với tần số 10% ở mỗi thế hệ, không xuất hiện đột biến nghịch. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở F1, F2.
Kết luận: Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm b...
20May1 Comment
Quá trình và các con đường hình thành loài mới
Quá trình hình thành loài mới là gì?
Quá trình hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
Quá trình hình thành loài mới diễn ra qua 3 giai đoạn chính:
- Sự hình thành các dạng mới trong loài
- Sự xác lập loài mới
- Sự kiên định loài mới.
Các con đường hình thành loài mới
Có 3 con đường hình thành loài mới: con đường địa lý, con đường sinh thái, con đường đột biến.
Hình thành loài mới bằng con đường địa lý
- Cơ chế hình thành loài: Loài mở rộng khu phân bố và chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau hoặc khu phân bố của loài bị chia cắt do các vật cản địa lí làm cho các quần thể trong loài bị cách li với nhau. Tron...
19May2 Comments
Khái niệm và diễn biến quá trình Dịch mã Sinh học 12
Khái niệm về quá trình Dịch mã:
Dịch mã là quá trình thông tin di truyền chứa trong ARN được chuyển thành trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit của prôtêin.
Diễn biến quá trình Dịch mã:
Quá trình dịch mã gồm có 2 giai đoạn:
a. Hoạt hóa axit amin
Nhờ Enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các a.a được hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng tạo thành phức hợp aa-tARN.
b. Tổng hợp chuỗi polipeptit
* Mở đầu:
- Tiểu đơn vị bé của ribôxôm tiếp xúc với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
- tARN mang axit amin mở đầu (metionin ở sinh vật nhân thực hoặc foocmin metionin ở sinh vật nhân sơ) tiến vào côđon mở đầu (mã mở đầu AUG). tARN có bộ ba đối mã (anticôđôn) khớp được với mã mở đầu (cođon mở đầu AUG) theo nguyên tắc bổ sung.
- Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp vào tạo thành...
18May2 Comments
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra như thế nào?
Quá trình nhân đôi ADN là gì?
Trong sinh học phân tử, quá trình nhân đôi DNA hay tổng hợp DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA xoắn kép trước mỗi lần phân bào. Kết quả của quá trình này là tạo ra hai phân tử DNA gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ sai khác với tần số rất thấp.
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu?
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở trong nhân tế bào, ti thể, lục lạp hay ở tế bào chất (plasmit của vi khuẩn).
Thời gian xảy ra
- Xảy ra ở pha S của kì trung gian. Khi đó các nhiễm sắc thể ở trạng thái duỗi xoắn cực đại.
Diễn biến quá trình nhân đôi ADN
Quá trình nhân đôi ADN trải qua 3 bước:
Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
- Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới
- Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạc...