Ngữ văn

Văn học dân gian ra đời khi nào
Ngữ văn

Văn học dân gian ra đời khi nào

Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng do con người sáng tạo ra trong khi tham gia các sinh hoạt tập thể nhằm biểu đạt, ghi lại những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống xã hội và thiên nhiên, vũ trụ. Văn học dân gian ra đời khi chưa có chữ viết. Văn học dân gian là loại hình nghệ thuật diễn xướng (tính truyền miệng), có tính tập thể và tính dị bản.
Tác phẩm Truyện Kiều có bao nhiêu câu thơ lục bát
Ngữ văn

Tác phẩm Truyện Kiều có bao nhiêu câu thơ lục bát

Truyện Kiều tác phẩm được viết bằng chữ Nôm gồm 3254 câu theo thể lục bát. Câu chuyện dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, . Truyện Kiều kể lại cuộc đời, những biến cố thử thách và đau khổ của Thúy Kiều. Một người con gái trẻ xinh đẹp và đầy tài năng, phải hy sinh thân mình để cứu gia đình. Để lột tả được những điều trên Nguyễn Du đã từng viết: Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Truyện kiều có bao nhiêu câu thơ lục bát vẫn đang là câu hỏi gây tranh cãi từ trước đến nay. Thể thơ lục bát mang tính nghệ thuật dân gian nhiều hơn và cũng ...
Cáo tật thị chúng thể loại
Ngữ văn

Cáo tật thị chúng thể loại

Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền Sư) được sáng tác vào cuối 1096 khi thiền sư lâm bệnh, trăng trối với đệ tử bằng bài kệ này. Bài kệ là chiêm nghiệm sâu sắc của Mãn Giác thiền sư, được ông ngộ ra vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời nên vô cùng thấm thía, có sức lay động. Cáo thật thị chúng là bài thơ dưới hình thức kệ. (Lưu ý: kệ không phải một thể loại văn học, không phải là thơ). Kệ là thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lý Phật pháp, dược viết bằng văn vần. Nhiều bài kệ có giá trị văn chương như các bài thơ. Kệ tóm tắt giáo lí đạo Phật hoặc truyền đạt những thể nghiệm tâm đắc của các nhà sư. Chỉ những bài kệ dùng hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa, có phẩm chất văn học mới gọi là thơ kệ....
Tại sao văn học dân gian lại có tính truyền miệng
Ngữ văn

Tại sao văn học dân gian lại có tính truyền miệng

Tính truyền miệng là gì? Truyền miệng là sự ghi nhớ bằng cách nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác xem, nghe. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau). Quá trình truyền miệng của văn học dân gian chủ yếu thông qua diễn xướng dân gian. Tại sao văn học dân gian lại có tính truyền miệng? “Phương thức sáng tác và tồn tại bằng truyền miệng là phương thức chủ yếu, và trong những giai đoạn lịch sử nhất định, là phương thức duy nhất của văn học dân gian”1. Văn học dân gian ra đời từ buổi sớm của xã hội loài người, khi con người chưa phát minh ra chữ viết. Tron...
Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn
Ngữ văn

Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn

Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn Cơ sở của giá trị thẩm mĩ + Con người có nhu cầu hưởng thụ, thưởng thức cái đẹp. + Thế giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ. Nhà văn bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phẩm. + Giá trị thẩm mĩ là khả năng văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp (cái đẹp cuộc sống và cái đẹp của chính tác phẩm). Nội dung + Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, cuộc đời, lịch sử...). + Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng, tình cảm, những hành động, lời nói...). ...