Khái niệm axit

Khái niệm axit

Axit là một hợp chất hóa học mà trong thành phần phân tử của các chất đó đều có chứa 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (ví dụ -Cl, -NO3). Hay một khái niệm tương tự đó là Axit là một hợp chất hóa học mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo được dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7.

Công thức hóa học của Axit là gì?

Công thức tổng quát có dạng như sau: HxA

– Với x là chỉ số của nguyên tử H

– A là gốc Axit

Ví dụ:

Công thức hóa học của axit cohidric: HCl

Công thức hóa học của axit cacbonic: H2CO3

Công thức hóa học của axit photphoric: H3PO4

Phân loại axit

Dựa vào tính chất hóa học, ta có thể chia thành:

Axit mạnh: Khi hòa tan vào axit này tạo thành dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7 rất nhiều. Độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh.

Ví dụ: HCL, HNO3, H2SO4,…

Axit yếu: Đây là axit khi hòa tan vào nước sẽ tạo thành dung dịch có độ pH gần 7 hơn so với axit ở trên.

Ví dụ: H2S. H2CO3,…

Dựa vào nguyên tử Oxi, ta có thể axit thành:

– Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF…

– Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3…

Ngoài ra, ta còn có thể phân chia axit theo như các dạng dưới đây:

– Axit vô cơ và hữu cơ: HCl, H2SO4,CH3COOH

– Các kim loại ở dạng hidrat hóa: Al(H2O)3 3+, Cu(H20)2 2+,….

– Các ion như H+, H3O+, NH4+,…