Hiện tượng quang điện ngoài

Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi mặt kim loại. Áng sáng kích thích chỉ có thể làm bật êlectron ra khỏi một kim loại khi bước sóng của nó ngắn hơn hoặc bằng giới hạn quang điện của kim loại đó.

Câu hỏi 1: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng

A. êlectron trong kim loại bị bứt ra khi có bức xạ chiếu vào kim loại có bước sóng thích hợp.

B. tạo thành dòng điện trong kim loại khi có ánh sáng chiếu vào.

C. bán dẫn phát sáng khi có dòng điện chạy qua.

D. kim loại phát sáng khi có dòng điện chạy qua.

Đáp án A: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron trong kim loại bị bứt ra khi có bức xạ chiếu vào kim loại có bước sóng thích hợp.

Câu hỏi 2: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi

A. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.

B. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.

C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.

D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.

Đáp án A: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.