Mục lục
Hệ sinh thái là gì?
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và môi trường mà các quần xã đó tồn tại (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa của năng lượng.
Chức năng của hệ sinh thái
Chức năng cơ bản của hệ sinh thái là thực hiện vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng.
Vòng tuần hoàn vật chất: bắt đầu từ thực vật, chúng sử dụng các chất khoáng (CO2, H2) và dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ. Một phần các chất hữu cơ này sẽ chuyển sang sinh vật tiêu thụ qua chuỗi thức ăn, và cuối cùng chúng bị phân hủy trả lại các hợp chất vô cơ cho môi trường – khép kín chu trình vật chất trong hệ sinh thái.
Dòng năng lượng từ bức xạ mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận sẽ di chuyển tới sinh vật tiêu thụ các bậc cao hơn qua chuỗi thức ăn. Tuy nhiên dòng năng lượng là dòng hở, nó bị tiêu hao dần qua các cấp bậc dinh dưỡng.
Cấu trúc của hệ sinh thái
Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm: thành phần vô sinh (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật).
Thành phần vô sinh (sinh cảnh):
- Các yếu tố khí hậu
- Các yếu tố thổ nhưỡng
- Nước và xác sinh vật trong môi trường
Thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật): gồm thực vật, động vật và vi sinh vật
- Sinh vật sản xuất: là các sinh vật có chức năng tổng hợp các chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trời (như tảo, thực vật). Đây là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hệ sinh thái nào.
- Sinh vật tiêu thụ: là hệ thống động vật với các bậc khác nhau như bậc 1 là động vật chuyên ăn thực vật, còn động vật bậc 2 sẽ ăn thịt… Chúng tồn tại được là dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do các sinh vật sản xuất tạo ra.
- Sinh vật phân hủy: là các sinh vật có chức năng phân hủy các xác chết của những sinh vật khác, sau đó chuyển hóa chúng thành các thành phần dinh dưỡng cho thực vật (như nấm, vi khuẩn…)
Các kiểu hệ sinh thái
Hệ sinh thái tự nhiên:
- Hệ sinh thái trên cạn: thảo nguyên, rừng, sa mạc, hoang mạc…
- Hệ sinh thái dưới nước: rừng ngập mặn, rạn san hô…
Hệ sinh thái nhân tạo: có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người vì vậy con người phải biết sử dụng và cải tạo 1 cách hợp lí. Ví dụ: đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, các thành phố,…
Ví dụ hệ sinh thái
Hệ sinh thái có kích thước đa dạng nhưng mỗi hệ sinh thái có một không gian đặc biệt và có giới hạn. Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể cá cảnh), hệ sinh thái vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), hệ sinh thái lớn (đại dương). Nói rộng ra thì có thể coi trái đất là hệ sinh thái lớn nhất.
Một số ví dụ về hệ sinh thái trên cạn:
– Rừng nhiệt đới; rừng lá rộng ôn đới; rừng thông phương Bắc;
– Thảo nguyên, sa van đồng cỏ;
– Sa mạc, hoang mạc;
– Đồng rêu hàn đới.
Mong rằng qua bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn khi tìm hiểu hệ sinh thái là gì? Chúc các bạn học tập tốt.
[…] Xem ngay […]