Giảng đường phượng vỹ Đại học Nông Lâm do ai thiết kế?
Giảng đường phượng vỹ (Phượng Vỹ Đại Sảnh) được bắt đầu khởi công xây dựng tại Thủ Đức vào ngày 20 tháng 2 năm 1972 do hãng thầu kiến trúc Phúc Hòa thực hiện dưới nhiệm kỳ của bác sĩ Nguyễn Thành Hải.
Giảng đường Phượng Vỹ, Tên “phượng vỹ” là chữ ghép Hán Việt -“phượng vỹ” có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.
Trước đây giảng đường có tên gọi là chữ U, cách gọi này là gọi theo hình thù của công trình do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng trước năm 1975. Những công trình nổi tiếng thiết kế theo tên ông “THỤ” như dinh Độc lập là chữ T, Đại học Nông Lâm là chữ U… Giảng đường được đổi tên một loài hoa được trồng phía trước “phượng vỹ”. Cách đây 20 năm… mỗi năm đến hè những cây phượng vỹ nở hoa đỏ rực, cánh hoa rơi xuống như thảm đỏ, cả thầy lẫn trò đều nao lòng…
Vậy mà năm tháng trôi qua các lão phượng không trụ nỗi, trốc gốc hết, nhớ đến phượng như một kỷ niệm. Rồi một thế hệ phượng nữa sẽ lớn lên…
Em có nhớ trong sân trường bữa ấy
Giờ ra chơi em phơi nắng chiều đông
Gió bấc khô làm đôi má se hồng
Cùng chúng bạn em ngồi quanh gốc phượng
Có lẽ với bất cứ ai khi đặt chân đến Đại học Nông Lâm, điều đầu tiên cảm nhận được chính là không khí vô cùng trong lành với ngập tràn cây xanh, khác hẳn với âm thanh còi xe đông đúc, ồn ào, náo nhiệt giữa chốn thị thành.
Khuôn viên trường mang nét cổ kính với những hàng cây già trầm mặc cùng năm tháng. Bên cạnh đó, ngôi trường này còn có một điểm cực kỳ đặc biệt, mà có lẽ chỉ riêng trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh mới có. Đó là các khu giảng đường đặt tên các loài hoa như: Khu giảng đường Phượng Vỹ, Tường Vy, Cẩm Tú… Hoa cỏ khoe sắc suốt bốn mùa, tạo nên một không gian học tập vô cùng tuyệt vời.