Địa lý

Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở
Địa lý

Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở

Câu hỏi: Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở A. miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm, ẩm B. miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và miền khí hậu ôn đới C. miền khí hậu xích đạo nóng, ẩm quanh năm D. miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh Đáp án D. Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. Nên quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh.
Giới hạn của vùng núi Trường Sơn Bắc là
Địa lý

Giới hạn của vùng núi Trường Sơn Bắc là

Câu hỏi: Giới hạn của vùng núi Trường Sơn Bắc là A. Sông Hồng tới dãy Bạch Mã B. Sông Mã tới dãy Hoành Sơn C. Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã D. Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn Đáp án C. Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã (SGK Địa lí 12 trang 30).
Nơi nào trên trái đất có ngày hoặc đêm bằng 24 giờ
Địa lý

Nơi nào trên trái đất có ngày hoặc đêm bằng 24 giờ

Câu hỏi: Nơi nào trên trái đất có ngày hoặc đêm bằng 24 giờ A. Ở hai cực. B. Vùng nội chí tuyến C. tại vòng Cực đến cực D. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến Đáp án C. Các địa điểm nằm trên xích đạo quanh năm có ngày và đêm dài như nhau. Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch, tại vòng Cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ và ở cực có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm.
Khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 2000m
Địa lý

Khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 2000m

Câu hỏi: Khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là 190C thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là A. 30oC B. 32oC C. 35oC D. 37oC Đáp án D. Khi sang bên kia sườn núi (sườn khuất gió), xuống 100m nhiệt độ tăng thêm 10C. - Khoảng cách từ độ cao 2000m xuống đến độ cao 200m là 1800m, nên ta có số nhiệt độ đã tăng lên là: (1800 x 1) / 100 = 180C. - Vậy nhiệt độ không khí trong gió ở độ cao 200m là: 19 + 18 = 370C.
Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình
Địa lý

Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình

Câu hỏi: Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là A. sự bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông. B. sự hình thành các đồng bằng giữa núi. C. sự hình thành các vùng đồi núi thấp. D. sự hình thành các bán bình nguyên xen đồi. Đáp án A. Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông. Đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển khoảng 10-20 km.