Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh 2023

Giới thiệu trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập tháng 6 năm 1996, do Giáo sư Trần Phương – Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Ủy viên Trung ương ĐCSVN (Khóa IV và V), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng- làm Hiệu trưởng.

Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế và các nhà kỹ thuật – công nghệ thực hành; Bác sĩ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giỏi y thuật và giàu y đức tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  • Tên trường: Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Ha Noi University of Business and Technology (HUBT)
  • Mã trường: DQK
  • Loại hình: Dân Lập
  • Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên thông – Tại chức – Văn bằng 2
  • Ngày thành lập: 15/6/1996
  • Website: www.hubt.edu.vn
  • Địa chỉ: Số 29A, Ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 6336507
  • Email: tttt@hubt.edu.vn
  • Website: http://hubt.edu.vn/
  • Facebook: www.facebook.com/dhkinhdoanhvacongnghe/

Thông tin tuyển sinh năm 2023

1. Thời gian và hồ sơ xét tuyển

– Thời gian xét tuyển: Trường xét tuyển nhiều đợt cho đến khi đủ chỉ tiêu.

+ Xét tuyển bằng học bạ: Xét tuyển liên tục đến tháng 12 năm 2023.

+ Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Xét tuyển nhiều đợt từ khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.

– Hồ sơ xét tuyển gồm có:

+ Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Xét tuyển bằng học bạ:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Trường (lấy trên trang Web của trường).
  • Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng) đối với học sinh tốt nghiệp trước năm 2023 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp năm 2023.
  • Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2023 (đối với thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2023).
  • Học bạ THPT (bản sao công chứng).
  • Giấy tờ chứng nhận đối tượng, khu vực ưu tiên (nếu có).
  • 01 phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người nhận.

Lưu ý: Nhà trường không thu lệ phí xét tuyển

* Chế độ ưu tiên thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2023.
* Các môn năng khiếu do Khoa Kiến trúc và Khoa Mỹ thuật của Trường tổ chức sơ tuyển/thi tuyển hoặc sử dụng kết quả thi năng khiếu của các trường đại học trong cả nước.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

Trường sử dụng các phương thức xét tuyển sau:

  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
  • Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 bậc THPT (xét học bạ).
Xét tuyển theo kết quả thi THPTQG 2023 Xét tuyển bằng học bạ lớp 12
– Các ngành khối Kinh tế – Quản lý, Công nghệ – Kỹ thuật, Ngôn ngữ: Trường lấy điểm đầu vào theo ngưỡng điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

– Các ngành khối Sức khoẻ: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và có kết quả học tập đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đối với Khối Sức khỏe do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

– Hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Các ngành khối Kinh tế – Quản lý, Công nghệ – Kỹ thuật, Ngôn ngữ: Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển >= 19 điểm.

– Các ngành khối Sức khoẻ: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và có kết quả học tập đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đối với Khối Sức khỏe do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

– Hạnh kiếm năm lớp 12 xếp loại Khá trở lên.

– Thời gian xét tuyển: Xét tuyển nhiều đợt từ khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

4.3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

a. Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

  • Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023
  • Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng do trường quy định, riêng khối ngành sức khỏe do Bộ GD&ĐT quy định.
  • Thời gian xét tuyển: Xét tuyển nhiều đợt từ khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

b. Xét tuyển bằng học bạ lớp 12

  • Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển >= 19 điểm.
  • Hạnh kiếm năm lớp 12 xếp loại Khá trở lên.
  • Khối ngành sức khỏe theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định.
  • Thời gian xét tuyển: Xét tuyển liên tục đến tháng 12 năm 2023

4.3. Chính sách ưu tiên, xét tuyển thẳng

  • Theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2023.

5. Các ngành tuyển sinh và tổ hợp xét tuyển

Tổng chỉ tiêu: 7.030

STT Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu
1 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 7510203 A00, A02, A09, D01 150
2 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 7510301 A00, A01, A09, D01 150
3 Công nghệ kỹ thuật môi trường 7510406 B00, A00, B03, C02 50
4 Công nghệ kỹ thuật ô tô 7510205 A00, A01, B03, C01 350
5 Công nghệ thông tin 7480201 A00, A01, D01, D10 900
6 Điều dưỡng 7720301 A00, A02, B00, D07 50
7 Dược học 7720201 A00, A02, B00, D07 100
8 Kế toán 7340301 A00, A08, C03, D01 700
9 Kiến trúc 7580101 V00, V01, V02, V06 50
10 Kinh doanh quốc tế 7340120 A00, A09, C04, D01 400
11 Kinh tế 7310101 A00, A01, A08, D01 200
12 Kỹ thuật xây dựng 7580201 A00, A01, B08, C14 50
13 Luật kinh tế 7380107 A00, C00, C14, D01 340
14 Ngôn ngữ Anh 7220201 D01, D09, D66, C00 350
15 Ngôn ngữ Nga 7220202 D01, D09, D66, C00 50
16 Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 D01, D14, D15, C00 900
17 Quản lý đô thị và công trình 7580106 A00, A01, C00, D01 50
18 Quản lý nhà nước 7310205 D01, C00, C19, D66 100
19 Quản lý tài nguyên và môi trường 7850101 A00, B00, C00, D01 50
20 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 A00, A07, C00, D66 350
21 Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, A08, D01 900
22 Răng Hàm Mặt 7720501 D07, A02, B00, D08 60
23 Tài chính – Ngân hàng 7340201 A00, A01, D10, C14 400
24 Thiết kế công nghiệp 7210402 H00, H01, H06, H08 30
25 Thiết kế đồ họa 7210403 H00, H01, H06, H08 100
26 Thiết kế nội thất 7580108 H00, H01, H06, H08 50
27 Y đa khoa 7720101 A00, A02, B00, D08 150

Học phí Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2023

Học phí của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2023:

  • Ngành Răng – hàm – mặt: 41.600.000đ/ kỳ.
  • Ngành Y khoa: 33.140.000đ/ kỳ.
  • Ngành Dược học: 13.330.000đ/ kỳ.
  • Ngành Điều dưỡng: 13.770.000đ/ kỳ.
  • Ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên môi trường, Kiến trúc, Kỹ thuật xây dựng: 8.610.000đ/ kỳ.
  • Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ – điện tử: 8.670.000đ/ kỳ.
  • Ngành Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Trung Quốc: 6.740.000đ/ kỳ.
  • Các ngành khác (Quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, Tài chính – ngân hàng, Kế toán, Luật kinh tế, Quản lý đô thị và công trình, Kinh tế, Quản lý nhà nước, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành): 6.400.000đ/ kỳ.

Học phí của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2022:

  • Ngành Răng – hàm – mặt: 36.000.000đ/ kỳ.
  • Ngành Y đa khoa: 30.000.000đ/ kỳ.
  • Ngành Dược học và Điều dưỡng: 12.500.000đ/ kỳ.
  • Ngành Cơ điện tử, Kỹ thuật ô tô, Kiến trúc, Môi trường: 8.000.000đ/ kỳ.
  • Ngành Công nghệ thông tin: 7.700.000đ/ kỳ.
  • Ngành Điện – điện tử, Xây dựng: 7.500.000đ/ kỳ.
  • Các ngành khác (Kinh tế, Ngôn ngữ, Mỹ thuật): 6.000.000đ/ kỳ.
  • Ngành Quản lý đô thị và công trình: 6.850.000đ/ kỳ.
  • Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: 6.750.000đ/ kỳ.

Điểm chuẩn Đại học Kinh doanh và Công nghệ qua các năm

Điểm chuẩn này đã bao gồm điểm ưu tiên (nếu có).

Ngành Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Xét theo KQ thi THPT Xét theo KQ thi THPT Xét theo KQ thi THPT
Thiết kế công nghiệp 15 21,25 20
Thiết kế đồ họa 15 24,1 19
Thiết kế nội thất 15 21 20
Ngôn ngữ Anh 17 25 26
Ngôn ngữ Nga 20,1 21
Ngôn ngữ Trung Quốc 20 26 26,5
Kinh tế 25,5
Quản lý nhà nước 15,5 22 21
Quản trị kinh doanh 19 26 26,5
Kinh doanh quốc tế 15,6 25,5 26
Tài chính – ngân hàng 15,2 25,25 26
Kế toán 16 24,9 26
Luật kinh tế 15,5 25 26
Công nghệ thông tin 16 26 26,2
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 15,4 24 24
Công nghệ kỹ thuật ô tô 15,1 22 24,5
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 15 24,5 25
Công nghệ kỹ thuật môi trường 15 18,9 19
Kiến trúc 15 18 19
Quản lý đô thị và công trình 15,45 21 22
Kỹ thuật xây dựng 15 19,75 21
Y đa khoa 22,35 23,45 26
Dược học 21,15 21,5 25
Răng hàm mặt 22,1 24 25,5
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 15,05 26 24
Quản lý tài nguyên và môi trường 15,55 22 21
Điều dưỡng 19,4 19 22
Quản lý kinh tế 15 23,25

Lý do nên theo học Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến Trường có 3 cơ sở với diện tích 22 ha. Có đủ Phòng học, Phòng thực hành, Phòng tập đa năng, thư viện… với đầy đủ phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại.
Chất lượng đầu ra của sinh viên sau khi tốt nghiệp Sinh viên HUBT được các doanh nghiệp đánh giá là có kỹ năng tiếng Anh, Tin học tốt, đặc biệt là kỹ năng mềm và giao tiếp.
Chương trình đào tạo tiên tiến, bám sát nhu cầu thực tế Nhà trường liên tục cập nhật các xu thế, chương trình đào tạo bám sát thực tế.
Môi trường học tập năng động Với nhiều hoạt động Đoàn, Hội cho sinh viên, các câu lạc bộ thuộc nhiều lĩnh vực được thành lập.
Đội ngũ giảng dạy hùng hậu, kinh nghiệm 1116 giảng viên cơ hữu. Trong đó có : 79 Giáo sư, Phó Giáo sư; 105 Tiến sĩ và 675 Thạc sĩ.
Cơ hội thực tập, làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Trường đã ký kết hợp tác toàn diện với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu. Đây là cơ hội để sinh viên HUBT sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội tốt để thực tập và việc làm tại đây.

Những con số nổi bật của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

  • 23 năm hoạt động
  • Tổng số học viên và sinh viên: 122.700
  • Tỷ lệ có việc làm (ngay sau khi tốt nghiệp): 95,35%
  • Quy mô đào tạo: 25.000 – 30.000 sinh viên/năm
  • Đội ngũ giảng dạy: 1116 giảng viên cơ hữu