Cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế có rộng mở? 

Có thể thấy Luật kinh tế là một ngành học không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ hiện nay. Đây được coi là một ngành đầy tiềm năng trong hiện tại cũng như tương lai. Tuy nhiên, không ít người vẫn luôn thắc mắc rằng liệu cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế có rộng mở không? Hay tốt nghiệp ngành này thì làm việc ở đâu? Mọi thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này. Hãy cùng tìm hiểu nào.

Vì Sao Phải Học Ngành Luật Kinh Tế?

Đây là câu hỏi nhiều bạn trẻ vẫn thường thắc mắc khi hỏi về ngành học này. Vì sao phải học ngành luật kinh tế? 

Hiện nay với sự phát triển của các công ty, các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Hành lang pháp lý và các vấn đề về chính sách là những yếu tố cần được bảo mật hàng đầu. Vì vậy, ngành Luật kinh tế trở thành một trong những ngành không thể thiếu trong xã hội ngày nay.

Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp ngành luật kinh tế, nhiều sinh viên còn có cơ hội học tiếp lên các bậc học cao hơn và tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học liên quan đến lĩnh vực luật học và quản lý hành chính nhà nước, từ đó giúp họ nâng cao kỹ năng cũng như có một nền tảng chuyên môn vững mạnh hơn.  

Vì sao phải học ngành Luật kinh tế?

Cơ Hội Việc Làm Ngành Luật Kinh Tế?

Quay trở lại với câu hỏi ban đầu mà chúng tôi đưa ra. Liệu cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế có rộng mở và phát triển trong tương lai hay không? Câu trả lời là điều này hoàn toàn có thể.  

Như đã được trình bày ở những phần trước, ngành luật kinh tế là một ngành tiềm năng và ngày càng trở nên cần thiết đối với xã hội. Điều này giúp cho Luật kinh tế cũng trở nên phổ biến. Do đó, các bạn không nên quá lo lắng hay bận tâm về vấn đề có việc làm sau khi tốt nghiệp ngành học này.

Điều đặc biệt, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế của sinh viên vô cùng phong phú, đa dạng và phù hợp với hầu hết với các bạn theo đuổi ngành học này. 

Ngành Luật Kinh Tế Làm Việc Ở Đâu?

Tương tự như cơ hội việc làm, sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, mọi sinh viên hoàn toàn được làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Các bạn có thể làm việc tại công ty, doanh nghiệp hay tại các hệ thống tòa án nhân dân, đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý; cử nhân Luật kinh tế cũng có thể theo học các khóa đào tạo nghề luật sư và hành nghề luật… 

Từ đó có thể thấy cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế vô cùng đa dạng và phong phú, giúp cho các sinh viên có thể an tâm hơn với ngành học mà mình đã lựa chọn. 

Ngành Luật kinh tế làm việc ở đâu?

Theo thống kê, hầu hết các sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học Đại Nam đều nắm giữ các vị trí như sau:

  • Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
  • Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hay những người hành nghề luật sư tại các tổ chức và dịch vụ pháp luật.
  • Chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp tại cơ quan nhà nước các cấp.
  • Nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Luật kinh tế tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo….

Tham khảo thêm: Chọn ngành Luật kinh tế vì cơ hội việc làm triển vọng, thu nhập hấp dẫn

Điều Kiện Xét Tuyển Ngành Luật Kinh Tế

Tổ hợp môn

Mỗi năm, các trường đại học sẽ đưa ra mỗi tiêu chí hay điều kiện xét tuyển khác nhau đối với mỗi ngành học. Thông thường, ngành học được xét tuyển với tối đa 4 tổ hợp môn. Tuy nhiên, có những trường chỉ dành khoảng 3 tổ hợp môn để xét tuyển đối với ngành Luật kinh tế. 

Chúng tôi xin tổng hợp lại các tổ hợp môn xét tuyển ngành Luật kinh tế tại một số trường tiêu biểu hiện đang dẫn đầu chất lượng đào tạo về ngành này như sau:

  • Đại học Đại Nam: tuyển sinh ngành Luật kinh tế với ba tổ hợp môn bao gồm C00 (Văn, Sử, Địa); A08 (Toán, Sử, GDCD); A09 (Toán, Địa, GDCD); C19 (Văn, Sử, GDCD).
  • Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM: ba tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Lý, Tiếng Anh), (Toán, Văn, Tiếng Anh).
  • Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH): bốn tổ hợp môn bao gồm A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh); C00 (Văn, Sử, Địa); D01 (Toán, Văn, Anh).
  • Đại học Kinh tế – Tài chính (UEF): bốn tổ hợp môn gồm (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Lý, Tiếng Anh), (Toán, Văn, Tiếng Anh), (Văn, Sử, Địa).

Cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế sẽ rộng mở với những người thật sự nỗ lực.

Tham khảo thêm: Ngành Luật kinh tế tại Đại học Đại Nam 

Phương thức xét tuyển

Những tổ hợp môn đều được các trường áp dụng cho tất cả các phương thức tuyển sinh mà trường đó đưa ra trong đề án tuyển sinh của mình. Trong đó, hình thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia là hình thức tuyển sinh được áp dụng ở tất cả các trường nói trên. 

Riêng một số trường có áp dụng thêm phương thức xét tuyển học bạ, xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho những thí sinh có năng lực muốn theo đuổi ngành luật kinh tế. 

– Phương thức xét tuyển học bạ như sau:

Bằng điểm Trung bình lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, điều kiện xét tuyển bắt buộc như sau:

+ Phải tốt nghiệp THPT

+ Tổng điểm trung bình của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển lớp 12 của thí sinh phải đạt đạt từ 18 điểm.

– Bằng Tổng điểm Trung bình 3 học kỳ, điều kiện xét tuyển như sau:

+ Tốt nghiệp THPT

+ Tổng điểm trung bình của cả 3 học kỳ phải đạt từ 18 điểm.

– Phương thức xét tuyển tuyển thẳng: Áp dụng theo Quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Nếu như đáp ứng được một trong số các tiêu chuẩn trên thì bạn hoàn toàn có thể tự tin theo đuổi ngành học mà mình yêu thích rồi đấy!

Trên đây là toàn bộ những giải đáp của chúng tôi về vấn đề liên quan đến cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể xem xét và lựa chọn đúng ngành học yêu thích của mình. Chúc các bạn thành công!