Bối cảnh lịch sử của văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
Chữ viết được sử dụng: chữ quốc ngữ.
Có nhiều sự đổi mới đem lại sự khác biệt lớn so với văn học trung đại: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp; các sáng tác đi vào đời sống nhanh hơn nhờ kĩ thuật in ấn hiện đại; nhiều thể loại mới ra đời.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một sự kiện lịch sử vĩ đại đã mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỉ XX. Từ đây một nền văn học mới ra đời và phát triển toàn diện dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đáng Cộng sản Việt Nam.
Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực phê phán rồi đến thơ kháng chiến chống Pháp, thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí trong chiến tranh chống Mỹ là những hiện tượng lớn của văn học nước ta trong thế kỉ XX.
Từ sau sự kiện giải phóng miền Nam thông nhất đất nước năm 1975, đặc biệt với công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, văn học hiện đại Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Hai mảng đề tài lớn của văn học hiện nay là: đề tài lịch sử (đặc biệt là đề tài lịch sử chống Pháp, chống Mỹ) và đề tài cuộc sống và con người Việt Nam đương đại trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.