Lý thuyết amino axit
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).
Ví dụ:
Tên gọi của các amino axit xuất phát từ tên axit cacboxylic tương ứng (tên hệ thống, tên thường) có thêm tiếp đầu ngữ amino và số (1,2,3,…) hoặc chữ Hi Lạp (α, β,…) chỉ vị trí của nhóm NH2 trong mạch. Đó là tên thay thế, tên bán hệ thống. Ngoài ra, các α-amino axit có trong thiên nhiên thường được gọi bằng tên riêng (tên thường).
Các amino axit cần nhớ
Bảng tên gọi của các amino axit cần nhớ:
Công thức chung của amino axit
Công thức chung của amino axit: R(NH2)x(COOH)y hoặc CnH2n+2-2k-x-y(NH2)x(COOH)y
Phân tử amino axit có nhóm cacboxyl (COOH) thể hiện tính axit và nhóm amino (NH2) thể hiện tính bazơ nên thường tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực:
Do các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực nên ở điều kiện thường chúng là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao (phân hủy khi nóng chảy).
Bài tập amino axit
Bài tập amino axit 1: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,50
B. 0,65
C. 0,70
D. 0,55
Lòi giải:
⇒ Chọn câu B
Bài tập amino axit 2: Cho 0,1 mol amino axit X, công thức dạng R(NH2)n(COOH)m tác dụng vừa đủ với 0,2 mol dung dịch HCl, sản phẩm tạo thành phản ứng vừa hết với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH. Giá trị của n và m lần lượt là:
A. 2; 1
B. 2; 3
C. 1; 2
D. 1; 3
Lời giải:
⇒ Chọn câu A
Bài tập amino axit 3: Cho 0,2 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gram muối khan. Mặt khác, 0,2 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là:
A. (H2N)2C3H5COOH
B. H2NC2C2H3(COOH)2
C. H2NC3H6COOH
D. H2NC3H5(COOH)2
⇒ Chọn câu D