Kiến trúc là sự kết hợp hài hòa giữa mỹ thuật và thiết kế. Bạn nhận thấy bản thân có năng khiếu hội họa? Có đam mê với thiết kế? Hay bạn muốn trở thành một Kiến trúc sư? Cùng với sự phát triển của nhiều ngành hot trong thời gian qua, hiện Kiến trúc vẫn đang là ngành có lượng thí sinh đầu vào ổn định nhất. Tuy nhiên bạn lại chưa biết học ngành Kiến trúc ở đâu? Điểm chuẩn là bao nhiêu? Cơ hội việc làm ra sao? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên cho bạn.
Mục lục
Học ngành Kiến trúc ở đâu là tốt nhất?
Hiện tại Kiến trúc là ngành được xếp vào nhóm có mức thu nhập cao, do đó đây luôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các bạn học sinh THPT. Và như thường lệ, cứ mỗi khi đến kỳ tuyển sinh, câu hỏi học ngành Kiến trúc ở đâu luôn là một vấn đề gây nhức nhối đối với các bạn học sinh THPT.
Hiện tại ở khu vực miền Bắc, có khá nhiều trường đào tạo về khối ngành này do đó, các bạn học sinh THPT cần nắm bắt và chọn lọc thông tin một cách hiệu quả nhất để có thể đưa ra cho mình một quyết định chính xác nhất giữa vô số những trường đào tạo khối ngành kỹ thuật xây dựng này.
Học ngành Kiến trúc ở đâu?
Ngay từ những ngày đầu thành lập, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã quyết định ngành Kiến trúc là một trong những ngành đào tạo mũi nhọn của nhà trường. Cùng với đội ngũ giảng viên phần lớn là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, các cán bộ đầu ngành từ các trường đại học danh tiếng khác thì chương trình giảng dạy theo phong cách hiện đại, dễ tiếp thu, tạo cảm giác thoải mái cho sinh viên.
Ngoài ra, với tầm nhìn chiến lược “học đi đôi với hành”, sinh viên ngành Kiến trúc tại Đại học Kiến trúc Hà Nội sẽ được tham gia các trải nghiệm thức tế, được tiếp xúc với nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Những kỹ năng cần có khi học ngành Kiến trúc
Không như những ngành nghề khác, ngoài sự đam mê, chăm chỉ thì để học được ngành Kiến trúc đòi hỏi bạn phải có một vài kĩ năng nhất định.
- Đầu tiên phải kể đến năng khiếu vẽ và khả năng sáng tạo.
- Tiếp đến là khả năng quan sát, chịu khó tìm tòi, học hỏi những cái mới lạ.
- Không thể không kể đến niềm đam mê của bạn, cái chất nghệ thuật và thẩm mỹ từ sâu bên trong.
- Ngoài ra, khả năng tính toán cũng là một yêu cầu cơ bản cần phải có đối với những ai học Kiến trúc.
- Bên cạnh đó, ngành Kiến trúc đòi hỏi người học phải có khả năng chịu được áp lực cao và các kỹ năng khi làm việc nhóm.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Kiến trúc
Theo như kết quả khảo sát thu được trong nhiều năm vừa qua, có khoảng 90% tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc tìm được việc làm đúng với chuyên ngành của mình sau khi ra trường.
Do đó, với tấm bằng cử nhân ngành Kiến trúc trên tay, sinh viên có thể đạm nhiều nhiều công việc ở những vị trí khác nhau như:
- Kiến trúc sư: kỹ sư thiết kế, tổ chức và chỉ đạo thi công, kỹ sư giám sát tiến độ công trình, quy hoạch khu dân cư, cao ốc, Kiến trúc sư thiết kế và chỉ đạo thi công nội thất, ngoại thất
- Giảng viên nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm đào tạo
- Chuyên viên tư vấn đưa ra các giải pháp tối ưu không gian
- Chủ đầu tư thiết kế và thi công các công trình Kiến trúc
Điểm chuẩn của Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đại học Kiến trúc Hà Nội công bố điểm chuẩn xét tuyển hệ chính quy năm 2022 dao động từ 21-29 điểm. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là kiến trúc với 29 điểm (thang 40). Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng với 21 điểm (thang 30).