Bạn có phù hợp để học ngành Kiến trúc hay không?

Nếu nhắc đến một ngành học vững chắc, kiến tạo tương lai thì chắc chắn là ngành Kiến trúc. Trình độ văn minh và tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia sẽ phản ánh qua các công trình Kiến trúc. Do đó, ngành Kiến trúc đóng vai trò quan trọng, và luôn thu hút đông đảo các bạn thí sinh. Tuy nhiên, nhiều bạn mắc phải sai lầm là chưa cân nhắc kỹ xem bạn có phù hợp để học ngành Kiến trúc hay không? Trước khi đăng ký nguyện vọng, tốt nhất bạn nên dành thời gian để tham khảo bài viết này.

Ngành Kiến trúc được đào tạo gì?

Tính trên phạm vi cả nước, các trường có uy tín, và tên tuổi trong việc đào tạo ngành Kiến trúc chỉ đếm trên bàn tay. Ở khu vực miền Bắc, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tự hào là ngôi trường có bề dày kinh nghiệm trong việc đào tạo ra các kỹ sư giỏi, có tay nghề cao.

Chương trình đào tạo của Khoa Kiến trúc được cập nhật và không ngừng đổi mới, tiếp thu các kiến thức mới, đáp ứng nhu cầu xã hội. Kỹ năng thực hành và tư duy thiết kế được rèn luyện thông qua các đồ án gắn với các công trình thực tế. Bên cạnh đó, sinh viên thường xuyên được đi tham quan thực tế, thực tập tại các công trường xây dựng, các công ty tư vấn hàng đầu. Từ đó, sinh viên sẽ có kinh nghiệm, kỹ năng, thậm chí công việc ngay khi còn ngồi trên giảng đường.

Bạn có phù hợp để học ngành Kiến trúc?

Mọi người luôn cho rằng dân Kiến trúc thì khô khan, chỉ biết đến công trình, xi măng, cốt thép. Nhưng thật ra những người học Kiến trúc thường rất sáng tạo, thậm chí là có chút mơ mộng. Nếu bạn là một người yêu cái đẹp, có gu thẩm mỹ tốt hay một chút năng khiếu về hội họa thì ngành Kiến trúc nên được ghi vào nguyện vọng của bạn. Ngoài yêu cầu về thẩm mỹ, tính chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận và kiên nhẫn là tiêu chí thứ 2 quyết định bạn có phù hợp để học ngành Kiến trúc không?

Những người làm nghề về Kiến trúc không phải chỉ loanh quanh ở công trường như bạn thường thấy. Họ còn là người lên ý tưởng cho các bản vẽ, thiết kế các tòa nhà, công trình Kiến trúc nghệ thuật… nên tỉ lệ đối với họ rất quan trọng. Sự chính xác trong từng tỉ lệ, cách sắp xếp bố cục của căn nhà, từng chi tiết nhỏ đều rất quan trọng. Nếu không có sự chăm chút từng chi tiết nhỏ dẫn đến một góc nghiêng trong thiết kế thì khi thi công sẽ xảy ra rất nhiều rủi ro.

Vì thế, kỹ sư xây dựng phải giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý (cơ học). Sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử và con người giúp cho người kỹ sư tạo nên các công trình kiệt tác. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ để xem tính cách và năng lực của bạn có phù hợp để học ngành Kiến trúc không?

Có nên theo học ngành Kiến trúc hay không?

Nếu sau khi đặt câu hỏi “Bạn có phù hợp để học ngành Kiến trúc không?” mà câu trả lời là “Có” thì bạn nên cân nhắc việc theo học ngành Kiến trúc của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Theo khảo sát, tỷ lệ sinh viên Kiến trúc có việc làm sau khi ra trường đạt gần 100%, trong đó hơn 90% làm đúng ngành nghề đào tạo.

Nhìn chung, dự báo nhân sự ngành xây dựng sẽ phải tăng thêm 400.000 – 500.000 người để đáp ứng nguồn nhân lực thị trường. Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh, đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện, trung tâm xã hội… và đặc biệt là khách sạn nhà hàng. Một số các công trình xây dựng có nguồn vốn hoặc hỗ trợ một phần từ các nhà đầu tư nước ngoài. Thế nên, học ngành Kiến trúc, sinh viên không chỉ thực tập, làm việc trong nước mà còn có cơ hội giao lưu, và làm việc ở nước ngoài.

Học ngành Kiến trúc ra trường làm gì?

Một vấn đề băn khoăn hầu hết của các bậc phụ huynh cũng như sinh viên là cơ hội việc làm. Bởi thị trường ngày nay có nhiều biến động, sự xâm lăng của cuộc cách mạng 4.0 đang dần thu hẹp lại môi trường nhân lực và thay thế bằng trí tuệ nhân tạo. Nhưng chắc chắn rằng, ngành xây dựng hiện nay vẫn đang khan hiếm nguồn nhân lực thật sự có tâm và có tài.

Hiểu được điều này, đội ngũ giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội luôn nỗ lực hết mình để giúp cho sinh viên vừa cày sâu về kiến thức, vừa phát triển kỹ năng vừa có cơ hội hội nhập và phát triển ở thị trường tuyển dụng quốc tế.

Sau khi ra trường, sinh viên ngành Kiến trúc theo học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thường làm ở các vị trí đặc thù như: kỹ sư thi công, kỹ sư thiết kế và kỹ sư quản lý dự án. Ngoài các vị trí trên, sinh viên học ngành này có thể ứng tuyển các công việc như làm thi công, làm thiết kế, làm tư vấn giám sát, làm quản lý dự án, làm đấu thầu, làm thanh toán, đến làm chủ đầu tư…

Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này các bạn không còn phải lăn tăn nhiều để đi tìm đáp án cho câu hỏi “Bạn có phù hợp để học ngành Kiến trúc không?” Nếu bạn có sự yêu thích, cộng thêm chút năng khiếu, sự nỗ lực chắc chắn bạn sẽ đạt được thành quả xứng đáng.