Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Dược học bạn sẽ có bằng Dược sĩ Đại học chính quy và trở thành một Dược sĩ. Dược sĩ là người hành nghề Dược trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Dược sĩ Đại học là người có đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn để làm việc tại Bệnh viện, Cơ sở y tế…
Dược sĩ Đại học làm gì?
Với tấm bằng Dược sĩ Đại học, Dược sĩ có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực đa dạng và rộng lớn của ngành Dược. Dưới đây là một số công việc bạn có thể đảm nhận sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Dược học hệ Đại học.
Quản lý nhà nước về Dược: chịu trách nhiệm quản lý sự vận hành của hệ thống Dược. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn của ngành, vị trí này yêu cầu một số kỹ năng khác như kỹ năng quản lý hành chính nhà nước…
Nghiên cứu dược phẩm: tạo nguồn nguyên liệu mới, bào chế các chế phẩm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng, nghiên cứu tác dụng của thuốc mới như tác dụng dược lý, sinh hóa, độc tính… nghiên cứu sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể, nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố trong con người đến tác dụng của thuốc…
Bạn cũng có thể tham gia vào lĩnh vực sản xuất thuốc, phân phối lưu thông thuốc, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, quản lý, cung cấp thuốc cho khoa lâm sàng ở bệnh viện, tham gia cùng bác sĩ kê đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh (còn gọi là dược lâm sàng), pha chế thuốc theo đơn của bác sĩ, quảng cáo, tiếp thị thuốc.
Tham gia giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp y dược, làm việc ở một số tổ chức trong nước và quốc tế về dược phẩm và chăm sóc sức khỏe cộng đồng…
Có thể thấy, tấm bằng Dược sĩ Đại học đem đến cho sinh viên cơ hội việc làm đa dạng. Dược học được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển với nhiều cơ hội mở cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Việc làm Dược sĩ Đại học nhiều hay ít?
Theo thống kê của Cục quản lý Dược cho biết tỷ lệ Dược sĩ trên dân số của nước ta vào năm 2015 mới chỉ đạt 2,2/10.000 dân, trong đó số lượng Dược sĩ chủ yếu đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các bệnh viện và cơ sở sản xuất kinh doanh Dược phẩm.
Thêm vào đó, Dược sĩ chủ yếu phân bố ở các thành phố là chính, tại các địa phương hay ở tuyến cơ sở nhân lực Dược sĩ chưa có hoặc có nhưng ít. Như vậy, nhân lực về ngành Dược hiện nay ở Việt Nam còn đang thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đặc biệt là về nhân lược chất lượng cao có trình độ từ Cao đẳng trở lên.
Một số kết quả dự báo cho biết, trong thời gian tới, ngành Dược cần khoảng 25.000 Dược sĩ trình độ từ Cao đẳng trở lên. Hiện nay, không chỉ ở các bệnh viện, doanh nghiệp Dược thiếu hụt nhân lực mà ngay cả các doanh nghiệp Dược nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam, các cơ sở sản xuất thuốc… cũng cần tuyển dụng một số lượng nhân sự lớn. Số lượng nhân lực ngành Dược phải được phủ kín xuống tận địa phương, cơ sở y tế tuyến dưới để đảm bảo được công cuộc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đặc biệt, hệ thống phân phối thuốc của nước ta đang ngày càng mở rộng về quy mô, số lượng, tiến tới đạt chuẩn đây cũng là cơ hội tốt cho các sinh viên ngành dược học.
Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của ngành y tế thì cơ sở hạ tầng ngành Dược ngày càng được mở rộng và phát triển, đòi hỏi một lượng lớn nhân lực của ngành để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bạn đọc quan tâm đến ngành Dược học có thể đăng ký xét tuyển vào ngành Dược học tại ĐÂY.