5 điều giá như được biết khi còn là sinh viên

1. Đi làm thêm

Làm thêm hiện nay là công việc mà các bạn sinh viên lựa chọn để thực hiện trong quỹ thời gian có hạn của mình. Đây không chỉ là những công việc giúp họ quản lý tốt hơn về tài chính mà còn là bước đệm khá tốt cho tương lai sau này.

Đầu tiên, việc đi làm thêm sẽ giúp bạn có thêm thu nhập, thậm chí là dư giả tài chính để trang trải cho sinh hoạt và cuộc sống sinh viên của mình. Đôi khi, bạn có thể dùng chính số tiền mình làm ra để phụ giúp đỡ đần cha mẹ.

Thứ hai, đi làm thêm là cơ hội giúp bạn có được những trải nghiệm thực tế thật tuyệt vời mà nếu không thử thì có lẽ bạn sẽ không bao giờ có được.

Cho dù công việc bạn đang làm đó là gì đi chăng nữa: dù bạn có làm nhân viên bưng bê, phục vụ ở các quán cà phê thì đó cũng sẽ là quãng thời gian quý báu. Bởi bạn đã có cơ hội bước chân vào ngành dịch vụ cũng như có cơ hội được tiếp xúc và thấu hiểu tính chất của công việc, tâm lý của khách hàng. Từ đó làm nền tảng có ích cho bạn trong công việc và cuộc sống sau này.

Đó là minh chứng cho việc nếu bạn không đi làm thêm thì mọi thứ bạn có được sẽ chỉ là kiến thức trên sách vở mà thôi.

Thứ ba, đi làm thêm sẽ giúp bạn có kinh nghiệm làm việc thực tế mà không một trường đại học nào làm được tốt hơn thế.

Tuy nhiên, lựa chọn việc làm thêm phải theo đúng chuyên ngành bạn đang theo học hoặc
phù hợp với định hướng ra trường của bạn, như vậy đó sẽ là cách mà bạn vừa có kinh nghiệm làm việc cho mình vừa làm bước đệm khá vững chắc sau khi ra trường.

Thứ tư, đi làm thêm khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn mở rộng được mối quan hệ của mình.

Việc bạn có duyên gặp gỡ được bất cứ ai trong đời, đặc biệt là trong “ngành” sẽ là nhân tố quan trọng quyết định tới những ngã rẽ cuộc đời của bạn. Không nơi nào giúp bạn có cơ hội gặp gỡ các anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm trong nghề như là việc bạn đi làm thêm. Họ sẽ là kim chỉ nam, là hình mẫu, là chuẩn mực, là nơi giúp bạn có được cách học tập tốt nhất khi đi làm.

Không những vậy, việc bạn biết cách giữ những mối quan hệ này sẽ tạo cơ hội việc làm hấp dẫn cho bản thân.

2. Tiết kiệm tiền

Tiết kiệm tiền là một hành động, cũng là một thói quen tốt mà bất cứ đối tượng nào cũng cần phải học hỏi. Tiết kiệm ở đây không có nghĩa là chi li, keo kiệt mà nhằm thực hiện những mục tiêu lớn hơn trong tương lai cũng như phòng trừ những bất trắc trong cuộc sống.

Tiết kiệm tiền không phải là một hành động dành cho riêng một đối tượng nào hay đến một thời điểm cụ thể nào đó bạn mới bắt đầu tiết kiệm. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn phải biết tiết kiệm và tạo thành thói quen tiết kiệm, từ đó sớm thực hiện được các mục tiêu của bản thân.

3. Tự học

Tự học có một vai trò hết sức quan trọng. Tự học giúp sinh viên hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Đồng thời, tự học giúp sinh viên hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như nề nếp làm việc khoa học. Từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và quyết định chất lượng học tập của sinh viên.

Do phương pháp học tập ở đại học khác cơ bản so với phương pháp học ở phổ thông, ở đại học không có sự kiểm tra hàng ngày của giáo viên nên việc học tập của sinh viên phần lớn là tự học. Đó là hoạt động diễn ra liên tục, trong một phạm vi lớn nhằm lĩnh hội rất nhiều tri thức. Có thể nói: Bản chất của công việc tự học của sinh viên đại học là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học. Nói khác đi, việc tự học ngoài lớp học đóng vai trò trọng yếu ở đại học.

4. Xây dựng mối quan hệ

Trong cuộc sống đại học, các bạn sinh viên sẽ còn rất nhiều những bỡ ngỡ, khó khăn trước mọi vấn đề trong cuộc sống mà phải tự xoay sở một mình. Chính vì vậy, việc tạo dựng các mối quan hệ với nhiều người là một cách giúp đỡ các bạn rất nhiều để các bạn luôn nhận được sự giúp đỡ, phát triển bản thân và có cho mình những giây phút vui vẻ, hạnh phúc như mong muốn.

Đối với các bạn sinh viên, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong quá trình học tập, trong cuộc sống cũng như giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp thúc đẩy hiệu suất công việc trong quá trình làm việc sau đó.

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm được việc làm, mở rộng cơ hội nghề nghiệp cũng như thúc đẩy hiệu suất công việc trong quá trình làm việc sau đó.

5. Xác định mục tiêu

Nếu bạn muốn đạt được thành công, bạn cần phải đặt ra mục tiêu. Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ thiếu tập trung và định hướng. Thiết lập mục tiêu không chỉ giúp bạn điều khiển định hướng của cuộc sống mà còn là chuẩn mực để xác định xem bạn có đang thực sự thành công hay không.

Để thực hiện mục tiêu bạn còn cần phải biết cách thiết lập chúng. Bạn không thể chỉ nói: “Tôi muốn” và mong chờ phép màu xảy ra được vì thiết lập mục tiêu là một quá trình lâu dài bắt đầu bằng việc xem xét cẩn thận những gì bạn muốn đạt được và kết thúc với rất nhiều khó khăn phải hoàn thành. Giữa lúc khởi đầu và kết thúc cần xác định các bước rõ ràng để vượt qua yêu cầu của từng mục tiêu. Hiểu được các bước này sẽ giúp bạn xây dựng mục tiêu khả thi.