Tổng quan văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX):
– Văn tự của văn học hiện đại chủ yếu được viết bằng chữ Quốc Ngữ, do kế thừa tinh hoa truyền thống và tiếp thu những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hóa nên có một số điểm khác biệt lớn so với văn học trung đại:
+ Về tác giả: Xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.
+ Về đời sống văn học: Nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ với độc giả vì thế mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.
+ Về thể loại: Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tồn tại nhưng không còn giữ vai trò chủ đạo, các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch…dần thay thế hệ thống thể loại cũ.
+ Về thi pháp: Lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại dần dần bị thay thế bởi lối viết hiện thực, đề cao cá tính nhân đạo, đề cao “cái tôi” cá nhân được khẳng định.
– Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:
+ Là giai đoạn tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa của nhân loại.
+ Văn học giai đoạn này có nhiều cách tân, văn học hiện thực ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến, dự báo cuộc cách mạng xã hội sắp diễn ra; văn học lãng mạn khám phá, đề cao cái tôi cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân.
– Sau Cách mạng tháng Tám, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đi sâu phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới..
– Sau năm 1986, văn học hiện đại Việt Nam đã phản ánh một cách sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phản ánh được tâm tư, tình cảm của con ngưòi Việt Nam trước những vấn đề mới mẻ của thời đại.
– Thành tựu nổi bật của văn học thế kỉ XX thuộc về văn học yêu nước và cách mạng, gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc.
– Những thể loại nổi bật gồm: Thơ mới, tiểu thuyết, văn xuôi, truyện ngắn, bút kí…