Ngữ văn

Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Ngữ văn

Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm với các sự việc và nhân vật sau: 1. Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp. 2. Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và xe cộ qua lại. 3. Em nhận được một món quà bất ngờ ngày sinh nhật hay lễ tết Đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 1 Một ngày đẹp trời, em chăm chỉ quét dọn, lau nhà, bỗng đâu một âm thanh gây hoang mang phát ra ngay bên cạnh: "Choang!". Ôi không! Không thể cứu vớt nổi, chiếc bình hoa cổ lọ đẹp đẽ đã ra đi. Đó là chiếc bình hoa yêu thích của bà nội em. Bà rất hiền từ, bà sẽ không trách mắng nặng lời với cháu. Nhưng cảm giác tội lỗi cứ hằn sâu vào suy nghĩ khiến em không thể yên lòng được. Đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 2 Chiều sụp bóng râm trên lề phố, giữa đường vẫn ...
Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì
Ngữ văn

Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì

Câu hỏi: Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì Trả lời: - Tình huống truyện: Bất ngờ, ngoài sự dự đoán của độc giả. Tình huống đó làm sáng ngời nhân cách của lão Hạc trong lòng người đọc (không ai nghĩ rằng lão Hạc lại tự hủy diệt cuộc đời mình bằng bả chó). - Cách xây dựng nhân vật: Chân thực sinh động, từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là miêu tả khuôn mặt của lão Hạc khi khóc. - Tác dụng của ngôi kể: Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi chân thực, làm cho người đọc có cảm tưởng câu chuyện như đang diễn ra trước mắt. Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện. Diễn biến tâm lí của lão Hạc xung quanh việc bán chó, sự thay đổi trong ý nghĩ của ông giáo từ dửng dưng ...
Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại gì?
Ngữ văn

Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại gì?

Câu hỏi: Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại gì? Trả lời: Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại truyện ngắn, được in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Văn bản Tôi đi học kể về những kỉ niệm của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường được hồi tưởng lại. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường của chú bé ấy vốn quen thuộc nhưng bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt, ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, nhân vật "tôi" càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn", những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắ...
Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?
Ngữ văn

Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?

Câu hỏi: Câu thành ngữ "nói nhăng nói cuội" phản ánh phương châm hội thoại nào? A. Phương châm quan hệ B. Phương châm cách thức C. Phương châm về chất D. Phương châm về lượng Đáp án C. Nói nhăng nói cuội là nói những điều không chắc chắn, không đúng, vi phạm phương châm về chất trong giao tiếp.
Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?
Ngữ văn

Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?

Câu hỏi: Trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa", anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào? A. Được tác giả miêu tả trực tiếp B. Tự giới thiệu về mình C. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ già D. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác Đáp án D. Trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa", anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác.