Học Logistics ra làm gì? Các khối xét tuyển ngành Logistics

Bạn là một người yêu thích hoạt động mua sắm, thích đặt hàng online, ở nhà đặt mua một vài món hàng ngày sau đã có người mang đến cho bạn mà không cần phải đi đến trực tiếp cửa hàng. Vậy, đằng sau những chuỗi giao dịch, những người vận chuyển món hàng từ điểm đầu đến điểm cuối tới tay bạn được gọi là hoạt động gì, bạn đã biết chưa? Tất cả các hoạt động đó nằm trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Hôm nay hãy cùng thidaihoc.vn giải đáp thắc mắc “Học logistics ra làm gì?”, “Các khối xét tuyển ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng” nhé!

Học Logistics ra làm gì?

Xem thêm: Học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có dễ xin việc không?

Ngành logistics sẽ chẳng bao giờ hết hot, vì cho dù công ty, doanh nghiệp, hay tập đoàn nào kinh doanh bất kì một lĩnh vực nào đều cần đến dịch vụ vận chuyển và cung ứng. Chúng ta có thể thấy rõ đại dịch Covid 19 xảy ra, hoạt động buôn bán bị đình trệ hàng ngàn doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng, nhiều người rơi vào thảm cảnh, nhưng dịch vụ vận chuyển vẫn đạt được những con số đáng nể. Điều này cho thấy được tiềm năng và cơ hội việc làm của ngành học này sau khi ra trường vô cùng rộng mở.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng bạn có thể làm tại 3 mảng chính như: kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm tại các vị trí khác như:

  •       Chuyên viên xây dựng và quản trị hệ thống quản lý kho hàng;
  •       Chuyên viên kinh doanh;
  •       Chuyên viên chứng từ, vận đơn, sổ sách;
  •       Chuyên viên làm việc tại các cảng hàng không, cảng biển,…
  •       Chuyên viên thu mua hàng hóa trong và ngoài nước;

  •       Nhân viên tư vấn các thủ tục hải quan, thanh toán quốc tế, thương mại xuất nhập khẩu….
  •       Chuyên viên tại các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý Nhà nước;
  •       Chuyên viên tư vấn, phân tích chuỗi cung ứng.

Các khối xét tuyển ngành Logistics?

Nhiều bạn vẫn đang thắc mắc ngành logistics xét khối nào? Điều này sẽ tùy thuộc vào đề án tuyển sinh từng năm, mỗi trường đại học sẽ có các tổ hợp xét tuyển khác nhau. Sau đây là một số khối xét tuyển của ngành Logistics:

(A00) Toán, Vật lý, Hóa học

(A01) Toán, Lý, Tiếng Anh

(C00) Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý

(C03) Toán, Ngữ Văn, Lịch sử

(C01) Ngữ Văn, Toán, Vật lý

(D01) Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

(D07) Toán, Hóa học, Tiếng Anh

(D90) Toán, Tiếng Anh, KHTN

Phương thức xét tuyển ngành Logistics Đại học Đại Nam

Tại Đại học Đại Nam năm 2023 xét tuyển ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo 3 phương thức:

Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển. Thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng do Trường quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT

Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

– Xét tuyển bằng học bạ lớp 12 (cả năm) với điều kiện tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường. Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, đạt một trong các quy định về xét tuyển thẳng được quy định tại Điều 8 Quy chế Tuyển sinh đại học của Trường Đại học Đại Nam.

Hồ sơ xét tuyển 

  1. Học bạ THPT photo công chứng (cả 3 năm lớp 10,11,12);
  2. Bằng tốt nghiệp THPT photo công chứng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời;
  3. Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT;
  4. Chứng minh thư / Căn cước công dân photo công chứng;
  5. Đơn xin xét tuyển theo mẫu của trường ĐH Đại Nam;

– Lệ phí xét tuyển: 50,000 đ/ 1 hồ sơ.

Hồ sơ nộp trực tiếp tại trường Đại học Đại Nam hoặc chuyển phát nhanh về địa chỉ: Trường Đại học Đại Nam – Phòng Tuyển Sinh – Số 1, Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội. Hotline: 0961.595599 / 0971.595599.

Lưu ý:

Thí sinh cần phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Đại học Đại Nam trên cổng thông tin của Bộ Giáo dục và đào tạo theo sự hướng dẫn của bộ.

Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển

Đợt 1: Thời gian theo lịch của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Đợt bổ sung: Sau khi kết thúc đợt 1.

Trên đây là một số phân tích của thidaihoc.vn giải đáp thắc mắc “Học logistics ra làm gì?”, “Các khối xét tuyển ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng”. Với những thông tin trên hi vọng bạn bạn sẽ có nhiều thông tin bổ ích hơn về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Để biết thêm thông tin về ngành học bạn đừng bỏ lỡ các bài viết hay từ thidaihoc.vn nhé!