Mục lục
Dự đoán điểm chuẩn Đại học Ngoại Thương năm 2022
Phương thức tuyển sinh Đại học Ngoại thương 2022
Năm 2022, Trường Đại học Ngoại thương công bố 6 phương thức tuyển sinh với tổng 4.050 chỉ tiêu, trong đó cơ sở Hà Nội là 2.950 chỉ tiêu.
Phương thức 1: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi HSG quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi KHKT quốc gia, thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường), đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT) – xét tuyển căn cứ trên các điều kiện xét tuyển, nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của Nhà trường.
Phương thức 2: Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên – xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của nhà trường.
Phương thức 4: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 – xét tuyển theo các tổ hợp môn xét tuyển nhà trường quy định (gồm các tổ hợp A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07).
Phương thức 5: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2022: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL của 2 Đại học Quốc gia và theo quy định cụ thể của nhà trường.
Phương thức 6: Phương thức xét tuyển thẳng – xét tuyển theo quy định của Bộ GDĐT và nhà trường.
Điểm chuẩn Đại học Ngoại Thương năm 2021
Năm 2021, Đại học Ngoại thương có điểm chuẩn đều trên 28, điểm chuẩn cao nhất là 28,55 – nhóm ngành Kinh tế (Quản trị kinh doanh).