Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta là

Cuộc kháng chiến chống Tần (từ năm 214 – 208 trước công nguyên) là cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại. Tần Thủy Hoàng, sau khi thống nhất Trung Quốc, thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế, năm 214 trước công nguyên đã phát động 50 vạn quân xâm lược, thôn tính các tộc Việt ở phía Nam. Trước sức mạnh của kẻ thù, tổ tiên ta đã có một phương thức đánh giặc thích hợp. Người Việt lánh vào rừng, ngày ẩn, đêm hiện, tiến hành cuộc chiến tranh du kích lâu dài.

Cuộc chiến đấu mưu trí của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Thục Phán An Dương Vương đã làm cho quân Tần lương thực bị tuyệt và thiếu, “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong” khi quân giặc đã bị dồn vào tình trạng căng thẳng, nguy khốn đến tuyệt vọng, người Việt đã tập trung lực lượng, tổ chức phản công đánh lớn, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, đập tan cuộc xâm lược của quân Tần.

Theo sử sách và truyền thuyết dân gian, Triệu Đà là một viên quan lại của nhà Tần lợi dụng lúc chính quyền trung ương suy yếu đã chiếm ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng, lập nên nước Nam Việt, tự xưng vương, Triệu Đà đã nhiều lần đem quân xâm lược Âu Lạc, nhưng đều bị thất bại.

Biết không chinh phục được Âu Lạc bằng vũ lực, Triệu Đà thay đổi thủ đoạn xin giảng hòa với An Dương Vương, xin cầu hôn công chúa Mỵ Nương cho con trai mình là Trọng Thủy. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, bị măc mưu giặc. Lợi dụng tục ở rể, Trọng Thủy ở lại kinh đô cổ Loa, tìm cách lấy cắp bí mật quân sự, gây mâu thuẫn nội bộ triều đình An Dương Vương, làm suy yếu lực lượng quốc phòng của Au Lạc. Khi có thời cơ thuận lợi, Triệu Đà cho quân bất ngờ tiến công, đánh thẳng vào Cổ Loa.

Kể từ cuộc kháng chiến chống Triệu bị thất bại vào cuối đời An Dương Vương, năm 179 trước công nguyên, cho đèn chiến thắng Bạch Đằng lịch sử do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938, thơi kỳ Bắc thuộc kéo dài 1.117 năm. Nhưng không phải chỉ có Bắc thuộc, mà còn có hành động quật khởi của dân tộc ta chống lại Bắc thuộc, diễn ra dưới hai hình thức: chiến tranh giữ nước và khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dân tộc. Chính trong giai đoạn này, nghệ thuật khỏi nghĩa đã bắt đầu hình thành với nhiều cuộc khởi nghĩa nhỏ, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống Đông Hán của Hai Bà Trưng (40) và cuộc khởi nghĩa chống Lương của Lý Bí (542 – 543).