Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
Các đặc trưng cơ bản của quần xã gồm có:
+ Đặc trưng về thành phần loài biểu thị qua độ phong phú của loài, loài ưu thế và loài đặc trưng… Đó chính là mức độ đa dạng của quần xã.
+ Đực trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang.
– Trong quần xã, các sinh vật có quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng nhau:
+ Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác, gồm các mối quan hệ: cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
+ Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là các loài bị hại, gồm các mối quan hệ: cạnh tranh, kí sinh, ức chế – cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
Ví dụ về quần xã sinh vật:
– Quần xã rừng mưa nhiệt đới.
– Quần xã rừng ngập mặn ven biển.
– Quần xã rừng dừa gồm có các quần thể: dừa, chuối, cỏ, bọ dừa, giun đât, vi sinh vật…
– Quần xã ruộng lúa gồm có các sinh vật lúa, ếch, rắn, chuột, vi sinh vật…
– Một hồ cá tự nhiên có tôm, cua, ếch , nhái, rong , tảo, cá…
– Một đầm sen.