Câu 1: Nhân tố tiến hóa nào trực tiếp hình thành các quần thể sinh vật thích nghi được với môi trường sống?
A. Đột biến và Chọn lọc tự nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến.
D. Khả năng di cư.
Đáp án: A
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
Đáp án: A
Câu 3: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Đáp án: A
Câu 4: Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một số yếu tố, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Số lượng con non của một lứa đẻ.
B. Tỉ lệ đực/cái của quần thể.
C. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu.
D. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể.
Đáp án: C
Câu 5: Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi quần thể sinh vật?
A. Giúp con người bảo vệ, khai thác có hiệu quả hơn tài nguyên sinh vật.
B. Tìm ra nguyên nhân biến động quần thể.
C. Là cơ sở để xây dựng qui hoạch dài hạn sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
D. Tìm ra qui luật chung của sự biến động số lượng cá thể quần thể.
Đáp án: A
Câu 6: Khi học bài: Quần thể sinh vật, hai học sinh là Nam và An thảo luận với nhau:
– Nam cho rằng: Chuồng gà nhà mình là một quần thể, vì: cùng loài, cùng không gian sống; cùng thời điểm sống, vẫn giao phối tạo ra thế hệ gà con hữu thụ.
– An khẳng định: không phải là quần thể và đưa ra một số cách giải thích. Điều giải thích nào của An là thuyết phục nhất?
A. Mật độ gà trong chuồng nhà bạn không đảm bảo như trong tự nhiên nên không phải là quần thể.
B. Gà nhà bạn là do người cho ăn, chứ nó không tự tìm kiếm được nên không phải là quần thể.
C. Là quần thể khi các cá thể tự thiết lập mối quan hệ với nhau và với môi trường để thực hiện các chức năng sinh học.
D. Tỷ lệ đực/cái trong chuồng gà nhà bạn không như trong tự nhiên nên không phải là quần thể.
Đáp án: C
Câu 7: Tập hợp nào sau đây không phải quần thể sinh vật?
A. Tập hợp các cây cọ trên đồi cọ Vĩnh phú. B. Tập hợp các cây cỏ trên đồng cỏ Lai châu.
C. Tập hợp các con cá chép ở Hồ tây. D. Tập hợp các cây thông trên đồi thông Đà lạt.
Đáp án: B
Câu 8: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ruồi, muỗi phát triển từ tháng 3 đến tháng 6.
(2) Cá cơm ở vùng biển Pêru tức 7 năm có sự biến động số lượng.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Năm 1997 sự bùng phát của virut H5N1 đã làm chết hàng chục triệu gia cầm trên thế giới.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:
A. (1), (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (2). D. (1) và (3).
Đáp án: C
Cậu 9: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. aaBb, Aabb. D. AaBb, AABb.
Đáp án: C
Giải thích: Quần thể sinh vật có A đột biến thành a; B bị đột biến thành b. Trội hoàn toàn; thể đột biến là cá thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.
Thể đột biến phải có aaB-; A-bb hoặc aabb.
Thể đột biến là: aaBb và Aabb → chọn đáp án C