Ngành Marketing đầy sôi động và thú vị là lựa chọn lý tưởng cho thế hệ Gen Z năng động, nhiệt huyết và giàu sức sáng tạo. Vậy học Marketing sẽ học những gì? Cơ hội việc làm tương lai ra sao? Hãy cùng khám phá qua bài viết này nha!
Gen Z đang dần trở thành lực lượng lao động chính trong xã hội, thổi làn gió mới đến mọi lĩnh vực nhờ sự năng động, nhiệt huyết và đam mê sáng tạo của tuổi trẻ. Đặc biệt là với ngành Marketing – lĩnh vực luôn cần đến những người có óc sáng tạo và tư duy khác biệt để tạo nên những chiến dịch ấn tượng, thu hút người tiêu dùng.
Các trường đại học cũng đón nhận hàng nghìn hồ sơ đăng ký học Marketing mỗi năm cho thấy sức hút khó cưỡng của ngành học này với các bạn trẻ.
Mục lục
Ngành Marketing là gì?
Trong bối cảnh kinh tế số và toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất khốc liệt để chiếm được thị phần. Theo đó, họ cần có các hoạt động marketing để thu hút và giữ chân khách hàng, giúp sản phẩm và dịch vụ của mình được tin dùng và trở thành lựa chọn đầu tiên khi khách hàng có nhu cầu sử dụng.
Marketing là một quá trình dài hơi bắt đầu từ việc nghiên cứu, phân tích tâm lý và hành vi của người tiêu dùng, xây dựng các chiến lược tiếp cận đến triển khai các chương trình thực tế và liên tục đánh giá hiệu quả để có biện pháp cải thiện kịp thời. Điều này đòi hỏi người làm việc trong lĩnh vực marketing phải nhạy bén, thấu hiểu người tiêu dùng và có khả năng “bắt trend” nhanh chóng.
Ngành Marketing học gì?
Chương trình học Marketing sẽ tùy theo định hướng đào tạo của từng trường. Một số trường sẽ đào tạo sâu về lý thuyết, kiến thức phục vụ cho việc nghiên cứu nhưng có những trường sẽ tập trung vào kiến thức thực tế, cập nhật theo nhu cầu thị trường để áp dụng ngay sau khi tốt nghiệp.
Nhìn chung, một sinh viên ngành Marketing có thể sẽ tiếp xúc với các môn học chính như:
- Nguyên lý Marketing căn bản: Cung cấp kiến thức về phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm và phân tích hành vi khách hàng. Đây cũng là môn học đặt nền tảng cho sinh viên về Marketing 4P (Product – Chiến lược sản phẩm; Price – Chiến lược giá; Place – Chiến lược phân phối; Promotion – Chiến lược xúc tiến).
- Hành vi khách hàng: Đây là môn học giới thiệu các lý thuyết khoa học về hành vi khách hàng, mô hình hành vi mua, nghiên cứu các giai đoạn trong quá trình mua hàng, phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến hành vi khách hàng.
- Digital Marketing: Marketing trên nền tảng công nghệ số đang là xu hướng thịnh hành nên các trường đại học đã nhanh chóng đưa môn học này vào chương trình giảng dạy. Cụ thể, sinh viên sẽ được học về các mô hình kinh doanh online; các công cụ Digital Marketing; cách xây dựng chiến lược tiếp cận trên nền tảng số như Social Media, Google, Email, Zalo; xây dựng và quản lý mối quan hệ với khách hàng trực tuyến.
- Chiến lược Marketing: Môn học giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng phân tích thị trường, phát hiện và phát triển USP (Unique Selling Point – Điểm cạnh tranh độc đáo về bán hàng) của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược marketing tổng thể để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
- Marketing quốc tế: Trang bị kiến thức cốt lõi về hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng sản phẩm dịch vụ và các hoạt động marketing đang diễn ra trên toàn cầu.
- Marketing dịch vụ: Môn học tập trung nghiên cứu chuyên sâu về marketing dịch vụ, quá trình ra quyết định của người tiêu dùng, marketing hỗn hợp 7Ps,…
- Marketing nội dung: Cung cấp kiến thức về sự phát triển và vai trò của tiếp thị bằng nội dung, cách lập kế hoạch nội dung, sáng tạo nội dung, đo lường hiệu quả và quản trị rủi ro về nội dung marketing.
- Quản trị thương hiệu: Môn học này sẽ mang đến cho sinh viên kiến thức về thương hiệu, chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu, định giá và bảo vệ thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay.
- Truyền thông Marketing tích hợp: Cung cấp kiến thức về các công cụ và quy trình triển khai chiến dịch truyền thông marketing tích hợp. Đồng thời sinh viên cũng được cung cấp kiến thức về các phương pháp giám sát và đánh giá chương trình truyền thông.
Ngoài những môn học về chuyên ngành thì tất cả người học Marketing đều cần trau dồi thật tốt về ngoại ngữ thì mới có được tương lai triển vọng. Trong ngành này nếu không có kỹ năng ngoại ngữ tốt thì bạn sẽ rất khó cạnh tranh với hàng ngàn người tốt nghiệp cùng thời điểm.
Cơ hội việc làm và thu nhập
Hầu hết các công ty muốn tăng hiệu quả kinh doanh đều cần có bộ phận marketing với các vị trí công việc khác nhau: Sinh viên tốt nghiệp ngành marketing có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số vị trí công việc phổ biến mà các bạn có thể đảm nhiệm bao gồm:
- Chuyên viên Marketing: Đây là vị trí cơ bản trong các công ty, chuyên thực hiện các hoạt động marketing như quản lý nội dung, chạy quảng cáo, tổ chức sự kiện và phân tích thị trường.
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường: Công việc này yêu cầu bạn phải thu thập và phân tích dữ liệu từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường để hỗ trợ các chiến lược kinh doanh.
- Chuyên viên truyền thông: Với vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý hình ảnh thương hiệu qua các phương tiện truyền thông đại chúng từ báo chí, truyền hình đến các kênh mạng xã hội.
- Chuyên viên SEO: Bạn sẽ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để giúp website của công ty đạt thứ hạng cao trên Google, từ đó tăng lượng truy cập và doanh số bán hàng.
- Quản lý bộ phận Marketing: Sau tốt nghiệp khoảng 3 – 5 năm, các bạn hoàn toàn có thể thăng tiến đến vị trí quản lý bộ phận Marketing, chịu trách nhiệm lập kế hoạch tổng thể và điều hành các chuyên viên giúp hoạt động marketing của doanh nghiệp được vận hành hiệu quả.
- Giảng viên Marketing: Bạn có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các trung tâm đào tạo với vai trò là một giảng viên về Marketing. Công việc này sẽ yêu cầu trình độ từ Thạc sĩ trở lên hoặc có nhiều kinh nghiệm thực tế nên phù hợp để làm sau khi tốt nghiệp khoảng 5 năm.
Mức lương khởi điểm cho người mới tốt nghiệp ở các vị trí chuyên viên là 8 – 12 triệu đồng/tháng. Ngoài lương chính thức thì bạn có thể nhận thêm các khoản thưởng doanh số, thưởng KPI, thưởng theo dự án không giới hạn hàng tháng. Bên cạnh đó, ngành Marketing cũng có rất nhiều công việc dạng làm việc từ xa, làm tự do không yêu cầu đến công ty để các bạn làm thêm giúp gia tăng thu nhập.
Nếu bạn thăng tiến lên cấp quản lý thì mức lương sẽ khoảng 15 – 20 triệu đồng tuỳ tính chất công việc và chưa bao gồm các khoản thưởng. Trong tương lai, nếu bạn phấn đấu trở thành giám đốc Marketing (CMO) thì mức lương có thể đạt tới 40 – 50 triệu đồng/tháng chưa bao gồm thưởng.
Có thể nói Marketing là lĩnh vực có thu nhập hấp dẫn nhưng yêu cầu bạn phải có sức sáng tạo mạnh mẽ, tinh thần nhiệt huyết và sự năng động, nhạy bén để nắm bắt tốt các cơ hội trong công việc.
Danh sách trường đào tạo Marketing tại Việt Nam
Các trường đại học tại Việt Nam đã tham gia đào tạo ngành Marketing từ hàng chục năm qua với nhiều thế hệ sinh viên tốt nghiệp, đạt được thành tựu trong công việc. Để học ngành này thì các bạn có thể lựa chọn theo danh sách gợi ý dưới đây:
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
|
|
|
Hy vọng danh sách gợi ý này có thể giúp các bạn nắm được thông tin và tìm được lựa chọn phù hợp cho bản thân. Hãy nhớ tìm hiểu thật kỹ về trường đại học mà bạn dự định sẽ học Marketing để có quyết định đúng đắn nhé.