Ngành Kinh doanh quốc tế đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ trong thời đại hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đang là hoạt động được đẩy mạnh tại Việt Nam. Vậy ngành học này học gì? Ra trường làm công việc gì? Cùng khám phá nhé!
Kinh doanh quốc tế đang dần trở thành một trong những lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ khi bước vào môi trường đại học. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện tại, việc các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm tiềm năng cho các sinh viên theo đuổi lĩnh vực này.
Mục lục
Ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học gì?
Kinh doanh quốc tế là ngành học liên quan đến hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, trong đó bao gồm nhiều lĩnh vực như quản lý chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu, marketing quốc tế và tài chính toàn cầu.
Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về các lĩnh vực như đầu tư quốc tế, đàm phán trong kinh doanh, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế và pháp luật thương mại. Điều này giúp sinh viên có góc nhìn đa quốc gia, sẵn sàng đối mặt với các thách thức trong môi trường kinh doanh quốc tế đa dạng và phức tạp.
Tùy theo mục tiêu đào tạo, mỗi trường sẽ xây dựng chương trình học riêng biệt cho ngành Kinh doanh quốc tế. Nhìn chung, bạn sẽ có thể gặp các môn chuyên ngành như sau:
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế vĩ mô
- Toán kinh tế
- Đàm phán trong kinh doanh quốc tế
- Quản trị chiến lược toàn cầu
- Quản trị xuất nhập khẩu
- Quản trị nguồn nhân lực quốc tế
- Luật thương mại quốc tế
- Đầu tư quốc tế
- Kinh tế quốc tế
- …
Ngoài các môn học chuyên ngành thì môn học không thể bỏ qua khi chọn học Kinh doanh quốc tế đó là tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ toàn cầu, sử dụng rộng rãi trong các hoạt động giao thương quốc tế nên các trường đại học sẽ đào tạo bài bản về ngôn ngữ này để sinh viên có thể sử dụng trong quá trình làm việc về sau.
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế, bạn sẽ mở ra cánh cửa tới vô vàn cơ hội nghề nghiệp thú vị và đa dạng. Dưới đây là một số vị trí việc làm điển hình mà bạn có thể hướng đến:
- Chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên kinh doanh dịch vụ giao vận (forwarder, logistics) tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện.
- Chuyên viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không tại các cảng biển và các sân bay nội địa và quốc tế.
- Chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên tiền tệ quốc tế và kinh doanh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước.
- Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tập đoàn đa quốc gia.
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên marketing quốc tế.
- Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế, chuyên viên xúc tiến thương mại.
- Chuyên viên chuyên trách tại các cơ quan quản lý như Hải quan, Bộ/Sở Công Thương, Bộ Kế hoạch đầu tư,…
- Giảng viên, chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về Kinh doanh quốc tế tại các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước khi bạn hoàn thành các chương trình sau đại học.
Mức thu nhập khởi điểm cho các vị trí công việc của ngành dao động trong khoảng 8 – 15 triệu đồng/tháng. Khi bạn đã có kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng làm việc thì có thể đạt thu nhập 20 – 30 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn nữa tùy vào tính chất công việc.
Tổng hợp trường đại học đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế
Ngành Kinh doanh quốc tế thường được đào tạo trong các trường đại học có khối ngành kinh tế với thời gian học tập khoảng 3 – 4 năm cho hệ cử nhân. Để theo đuổi ngành học này, các bạn có thể tham khảo những trường đại học dưới đây:
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
|
|
|
Ngành Kinh doanh quốc tế là một trong những ngành học tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp cho sinh viên. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, sinh viên cần không ngừng nỗ lực, rèn luyện kỹ năng và cập nhật kiến thức để thích nghi với những biến đổi của thị trường quốc tế.
Vì vậy, khi chọn trường trong danh sách trên các bạn hãy cân nhắc kỹ về khu vực địa lý, cơ sở vật chất, môi trường học tập, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, học phí và các chính sách học bổng nhé.
Hy vọng rằng hành trình học tập của các bạn ở đại học sẽ đầy trải nghiệm bổ ích, khám phá những đam mê và xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai của mình. Chúc các bạn luôn tự tin, kiên trì và đưa ra được lựa chọn đúng đắn trong thời gian tuyển sinh đại học nhé!