Ngành Hệ thống thông tin là gì? Ra trường lương bao nhiêu?

Ngành Hệ thống thông tin đang được tuyển sinh và đào tạo rộng rãi ở các trường đại học vì có nhiều triển vọng trong tương lai dành cho giới trẻ. Cùng khám phá từ A – Z về ngành học này trong bài viết dưới đây nhé.

Nhắc đến ngành học về công nghệ máy tính, các bạn thường nghĩ tới ngành IT nhưng trên thực tế thì vẫn còn những ngành học khác rất thú vị. Trong đó, ngành Hệ thống thông tin là lĩnh vực đang có tiềm năng phát triển mạnh.

Ngành Hệ thống thông tin

Ngành Hệ thống thông tin là gì?

Ngành Hệ thống thông tin là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và quản lý, giúp tối ưu hóa việc xử lý và quản lý thông tin trong các tổ chức. Sinh viên của ngành này sẽ được trang bị kiến thức về lập trình, cơ sở dữ liệu, quản lý hệ thống, phát triển ứng dụng, quản lý dự án, phân tích dữ liệu để tạo ra, vận hành và quản trị các phần mềm hệ thống.

Về chương trình đào tạo thì mỗi trường sẽ có một định hướng riêng nhưng nhìn chung các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức và kỹ năng sau đây:

  • Kiến thức về tin học, mạng máy tính, bảo mật, cấu hình, bảo trì, giám sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến mạng máy tính và sự cố máy tính.
  • Kiến thức về ngôn ngữ và kỹ năng lập trình, công cụ phát triển, kỹ thuật thiết kế phần mềm, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm.
  • Kiến thức về kỹ thuật điện tử như lập trình nhúng, cảm biến, điều khiển và bảo mật thiết bị IoT, trí tuệ nhân tạo và học máy.
  • Kiến thức về thiết kế phần mềm, ứng dụng để phát triển, đánh giá, vận hành và quản lý các hệ thống thông tin.
  • Kỹ năng lập kế hoạch, điều phối dự án, tổ chức làm việc khoa học để triển khai các dự án về công nghệ.

Ngành Hệ thống thông tin

Vị trí việc làm và thu nhập ngành Hệ thống thông tin

Vị trí công việc

Học Hệ thống thông tin thì khi ra trường các bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Một số vị trí việc làm mà các bạn có thể tham khảo là:

  • Kỹ thuật viên máy tính, quản trị mạng và hệ thống công nghệ thông tin
  • Chuyên viên phát triển phần mềm và ứng dụng di động
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế và triển khai hệ thống công nghệ thông tin
  • Chuyên viên phân tích, quản trị dữ liệu và bảo mật thông tin
  • Chuyên viên kiểm thử phần mềm, ứng dụng
  • Quản lý dự án và tư vấn các giải pháp công nghệ cho cá nhân, tổ chức
  • Lập trình viên phát triển ứng dụng về AI, IoT, Big Data, hệ thống thông minh
  • Chuyên viên rà soát lỗ hổng bảo mật và xử lý sự cố an toàn thông tin
  • Giảng viên đào tạo về hệ thống thông tin tại các cơ sở giáo dục

Mức lương

Mức lương của bạn sẽ tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Dưới đây là mức lương tham khảo theo kinh nghiệm làm việc:

  • Thực tập sinh, mới ra trường: 7 – 10 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên chính thức 1-3 năm kinh nghiệm: 10 – 15 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên chính thức 3 – 5 năm kinh nghiệm: 20 – 35 triệu đồng/tháng
  • Cấp quản lý hoặc trên 5 năm kinh nghiệm: 35 – 60 triệu đồng/tháng

Ngoài việc làm cố định cho một công ty thì các bạn cũng có thể nhận thêm công việc ngoài giờ vì lĩnh vực công nghệ luôn có các dự án cần sự cộng tác của nhiều người. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và tăng thu nhập đáng kể. Đặc biệt, khi bạn có kỹ năng ngoại ngữ tốt thì có thể làm việc cho các đối tác nước ngoài, mức thu nhập sẽ càng tăng cao hơn nữa.

Học Hệ thống thông tin ở đâu?

Ngành Hệ thống thông tin được nhiều thí sinh quan tâm nên đã có mặt ở hầu hết các trường đại học về kỹ thuật và ứng dụng. Các bạn có thể tham khảo danh sách các trường đại học dưới đây để chọn được cơ sở đào tạo phù hợp:

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở phía Bắc)
  • Trường Đại học Đại Nam
  • Trường Đại học Thương mại
  • Trường Đại học Giao thông Vận tải
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Trường Đại học Điện lực
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Trường Đại học Vinh
  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân
  • Trường Đại học Phan Thiết
  • Trường Đại học Quy Nhơn
  • Trường Đại học Duy Tân
  • Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Trường Đại học Nha Trang
  • Trường Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Trường Đại học FPT TP.HCM
  • Trường Đại học Hoa Sen
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Khi chọn trường đại học thì các bạn hãy cân nhắc những yếu tố sau đây để chọn được đúng môi trường học tập tốt cho 3 – 4 năm tiếp theo:

  • Chương trình đào tạo
  • Đội ngũ giảng viên
  • Cơ sở vật chất
  • Cơ hội học thực hành, đi thực tập
  • Các chương trình học bổng, liên kết nước ngoài
  • Thời gian đào tạo
  • Học phí

Ngoài ra, các bạn cần tham khảo thêm về điểm chuẩn các năm trước để dự đoán khả năng trúng tuyển ngành học này của mình rồi mới chọn trường nhé. Chúc các bạn thành công!