Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là một lĩnh vực quan trọng và đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy học ngành này sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Lĩnh vực điện tử, viễn thông ở Việt Nam đang còn nhiều tiềm năng phát triển khi các nhà máy của nước ta đã đi từ bước chỉ nhận lắp ráp theo đơn hàng thì giờ đây đã trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Đây cũng là cơ hội hấp dẫn cho các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Học ngành này, các bạn sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản về điện, điện tử để phục vụ cho thị trường lao động.
Mục lục
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là gì?
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là ngành học tập trung nghiên cứu về kỹ thuật điện, điện tử và ứng dụng trong việc thiết kế, chế tạo và vận hành hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện, hệ thống đo lường, điều khiển tự động hóa.
Học ngành này các bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng về vật lý, điện từ, điện tử, mạch điện, đo lường, vi xử lý để ứng dụng vào tính toán, thiết kế dây chuyền sản xuất công nghiệp, hệ thống điện – điện tử và các dây chuyền tự động hoá. Một số môn học kỹ thuật mà các bạn có thể sẽ học là:
- Lý thuyết mạch điện
- Khí cụ điện
- An toàn điện
- Điện tử số
- Tín hiệu và hệ thống
- Thiết kế vi mạch
- Vật liệu điện – điện tử
- Kỹ thuật vi xử lý
- Máy điện
- …
Mỗi trường đại học sẽ có định hướng đào tạo riêng nên nếu muốn nắm chắc về các môn bạn sẽ học trong tương lai thì hãy tìm hiểu chương trình cụ thể của từng trường nhé.
Vị trí việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Cơ hội việc làm tương lai của ngành học là điều được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Nếu theo đuổi Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử thì sau khi ra trường bạn có thể làm việc ở các vị trí sau:
Kỹ thuật viên điện, điện tử
Các kỹ thuật viên điện và điện tử có thể làm việc trong các công ty sản xuất và phân phối điện, các nhà máy công nghiệp, các công ty thiết kế và phát triển thiết bị điện tử. Công việc chính bao gồm thiết kế, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các hệ thống và thiết bị điện, điện tử.
Kỹ thuật viên điều khiển và tự động hóa
Các kỹ thuật viên điều khiển và tự động hóa làm việc trong các ngành công nghiệp sản xuất, ô tô, hàng không, năng lượng và nhiều ngành khác. Công việc chính là thiết kế và phát triển các hệ thống điều khiển tự động, từ các robot công nghiệp đến các hệ thống điều khiển tự động hóa trong nhà máy.
Chuyên viên tư vấn, giám sát về hệ thống điện
Chịu trách nhiệm tư vấn, thiết kế, lập dự án, giám sát và đảm bảo rằng các hệ thống điện được triển khai đúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời, bạn cũng sẽ là người đề xuất các giải pháp cải tiến hiệu quả sử dụng hệ thống điện, điện tử cho cơ quan, doanh nghiệp.
Chuyên viên lắp đặt, quản lý và vận hành hệ thống điện
Đảm nhiệm công việc lắp đặt, quản lý và vận hành hệ thống điện, điện tử. Đồng thời, bạn cũng sẽ là người kiểm tra, bảo trì và vận hành các hệ thống để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Nếu xảy ra sự cố thì bạn cũng là người khắc phục, xử lý để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Giảng viên về kỹ thuật điện, điện tử
Nếu bạn là người đam mê nghiên cứu và muốn làm công tác giảng dạy thì sau khi tốt nghiệp đại học, bạn có thể học lên các chương trình sau đại học và định hướng trở thành giảng viên về kỹ thuật điện, điện tử cho các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp dạy nghề.
Mức lương của ngành này cũng khá tốt so với mặt bằng chung của thị trường lao động hiện nay. Bạn có thể tham khảo bảng lương dựa theo số năm kinh nghiệm dưới đây:
Số năm kinh nghiệm | Mức lương |
0-2 năm kinh nghiệm | 8 – 12 triệu VNĐ/tháng |
2-5 năm kinh nghiệm | 12 – 20 triệu VNĐ/tháng |
5-10 năm kinh nghiệm hoặc cấp quản lý | 20 – 35 triệu VNĐ/tháng |
Trên 10 năm kinh nghiệm hoặc chuyên gia | 35 triệu VNĐ/tháng trở lên |
Học Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ở đâu?
Để theo đuổi ngành học khối kỹ thuật này thì các bạn có thể tham khảo các trường đại học dưới đây:
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
|
|
|
Khi chọn trường các bạn nhớ xét về nhiều mặt khác nhau như chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, cơ hội thực tập – thực hành, đội ngũ giảng viên, học phí và thời gian đào tạo nhé. Có trường sẽ đào tạo ngành này theo hệ cử nhân, có trường thì sẽ đào tạo theo hệ kỹ sư. Trong đó hệ kỹ sư sẽ cần mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành việc học.
Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử không chỉ cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức vững chắc mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp phong phú và đa dạng. Đây là một ngành học đầy tiềm năng, hứa hẹn mang lại những trải nghiệm thú vị và thách thức, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội và công nghệ.
Chúc các bạn sẽ tìm được trường đại học lý tưởng để theo đuổi ngành học này nhé!