Công nghệ thông tin là ngành học đã duy trì độ HOT trong nhiều năm liền, thu hút rất nhiều bạn trẻ yêu thích máy tính đăng ký mỗi mùa tuyển sinh. Vậy học Công nghệ thông tin là học gì và cơ hội nghề nghiệp tương lai sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục
Ngành Công nghệ thông tin học gì?
Công nghệ thông tin hay IT (Information Technology) là lĩnh vực ứng dụng công nghệ để xử lý, lưu trữ, truyền tải, khai thác và bảo mật thông tin. Người làm việc trong lĩnh vực IT sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng, sửa chữa, vận hành và bảo trì cả về phần cứng và phần mềm của các hệ thống máy tính để phục vụ yêu cầu về mặt công nghệ của cá nhân hoặc tổ chức.
Chương trình học ngành IT
Hiện nay, các trường đại học có định hướng đào tạo ngành Công nghệ thông tin khác nhau. Nếu bạn học hệ cử nhân thì sẽ cần khoảng 3,5 – 4 năm còn hệ kỹ sư thì sẽ cần 4,5 – 5 năm để hoàn thành chương trình học. Về mặt tổng quan, các bạn sẽ được đào tạo các khối kiến thức chuyên ngành sau đây:
- Kiến thức về ngôn ngữ lập trình như Java, C/C++, Python, PHP, C#, CSS,…
- Kiến thức về khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính
- Kiến thức về hệ thống thông tin và mạng máy tính truyền thông
- Kiến thức về kỹ thuật phần mềm và hạ tầng số
- Kiến thức về trí tuệ nhân tạo AI và chuyển đổi số
- Kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin
Các kỹ năng sinh viên IT cần rèn giũa
Nếu bạn xác định sẽ theo đuổi ngành Công nghệ thông tin thì trong quá trình học cần trang bị những kỹ năng phục vụ cho công việc sau này như:
- Kỹ năng lập trình: Nắm vững các ngôn ngữ lập trình phổ biến và có kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Kỹ năng tư duy logic: Giúp bạn xử lý vấn đề một cách có hệ thống vào hiệu quả mà không mất nhiều thời gian hay để lại rắc rối về sau.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Giúp bạn có những ý tưởng và giải pháp đột phá, tạo ra các sản phẩm công nghệ tiên tiến phục vụ nhu cầu của xã hội hiện đại.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Khi bước vào thị trường lao động thì bạn sẽ làm việc trong dự án cùng nhiều người khác nhau nên phải biết cách làm việc nhóm hiệu quả, gia tăng hiệu suất công việc.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Ngành IT luôn đòi hỏi xử lý nhiều đầu việc khác nhau nên bạn cần biết phân bổ hợp lý để hoàn thành công việc.
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin
Học ngành Công nghệ thông tin thì các bạn có thể đảm nhiệm được nhiều vị trí công việc khác nhau như:
- Lập trình viên trực tiếp xây dựng và phát triển các phần mềm, ứng dụng, website và sản phẩm công nghệ khác cho tổ chức, doanh nghiệp.
- Chuyên viên kiểm thử, kiểm tra lỗi và đánh giá chất lượng của sản phẩm do lập trình viên tạo ra để có những cải tiến và sửa đổi trước khi phát hành cho khách hàng sử dụng.
- Chuyên viên quản trị hệ thống, công nghệ mạng và kỹ thuật phần cứng máy tính.
- Giảng viên đào tạo IT trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp.
- Chuyên gia kinh doanh, quản lý và điều phối dự án về công nghệ thông tin.
Là lĩnh vực đòi hỏi nhiều chất xám cùng sự đầu tư về thời gian và công sức trong công việc nên ngành IT mang tới thu nhập hấp dẫn cho nhân sự. Các bạn có thể tham khảo mức lương trung bình dưới đây của ngành IT:
- Sinh viên thực tập hoặc mới ra trường chưa có kinh nghiệm: 5 – 7 triệu đồng/tháng
- Nhân viên IT chính thức: 10 – 25 triệu đồng/tháng tùy vị trí và kinh nghiệm làm việc
- Cấp quản lý: 30 – 60 triệu đồng/tháng
Đặc biệt, IT là lĩnh vực mà bạn có thể làm việc cho nhiều dự án khác nhau, nhiều công ty khác nhau cùng lúc để nâng cao thu nhập. Do đó, có những người làm trong ngành IT có thể đạt mức lương hàng ngàn USD mỗi tháng dù chưa thăng cấp lên quản lý. Nhưng để làm được điều đó thì bạn cần có kiến thức vững chắc, kỹ năng thành thạo và đặc biệt là có kỹ năng ngoại ngữ tốt để làm việc với đối tác nước ngoài.
Học Công nghệ thông tin ở đâu?
Ngành Công nghệ thông tin có sức hút mạnh với thí sinh nên hiện nay có rất nhiều trường đại học đang đào tạo ngành này. Các bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây nhé:
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
|
|
|
Có thể thấy, nguồn đào tạo nhân lực ngành IT trải rộng trên khắp đất nước báo hiệu rằng các bạn sẽ cần cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn trên thị trường lao động. Do đó, khi lựa chọn trường đại học để học Công nghệ thông tin thì bạn nên tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo, cơ hội thực hành – thực tập và chính sách giới thiệu việc làm của nhà trường.
Ngoài ra, các yếu tố về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, mức điểm chuẩn, học phí cũng là điều bạn cần cân nhắc để chọn được trường học phù hợp. Chúc các bạn sẽ theo đuổi thành công ngành IT để trở thành những nhân tài có đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên công nghệ.