Dự đoán điểm chuẩn 2021 các trường Đại học ở Hà Nội
Một số trường thành viên, khoa của Đại học Quốc gia Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2021.
Theo đó, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) có mức điểm sàn là 26 điểm với các ngành Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Ả Rập, ngành Kinh tế – Tài chính (chương trình liên kết quốc tế) bậc đại học hệ chính quy năm 2021 (thang điểm 40, môn Ngoại ngữ hệ số 2).
Và 28 điểm với các ngành: Ngôn ngữ Anh (chất lượng cao), Ngôn ngữ Pháp chất lượng cao (CLC), Ngôn ngữ Trung Quốc CLC, Ngôn ngữ Đức CLC, Ngôn ngữ Nhật Bản chương trình đào tạo CLC, Ngôn ngữ Hàn Quốc CLC (thang điểm 40, môn Ngoại ngữ hệ số 2).
Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) có mức điểm sàn cho tất cả các ngành là 23 điểm (thang điểm 30, đã cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).
Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) thông báo điều chỉnh ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học chính quy năm 2021 là 19.50 điểm. Mức điểm này là tổng điểm của tổ hợp đăng ký xét tuyển vào Khoa Luật đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên xét tuyển.
Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Theo đó, mức điểm sàn đối với trụ sở chính Hà Nội và cơ sở II TP Hồ Chí Minh là 23,8; cơ sở Quảng Ninh là 20. Mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.
Ở phương thức này, đối với ngành Ngôn ngữ (các chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Nhật thương mại, Tiếng Trung thương mại) mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là tổng điểm của tổ hợp ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và điểm ưu tiên nếu có (trong đó môn Ngoại ngữ nhân hệ số 1).
Đối với chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại, trường yêu cầu tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển), trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ (bao gồm một trong các môn Vật lý, Hóa học và Ngữ Văn) phải đạt từ 18 điểm trở lên. Đối với chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh, chương trình tiên tiến Tài chính – Ngân hàng, thí sinh cần đạt từ 17,5 điểm trở lên.
Với chương trình chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế cần đạt từ 17 điểm trở lên. Với chương trình Chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại, tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 Toán và Văn (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) đạt từ 16,5 điểm trở lên.
Trường Đại học Thương mại công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy theo phương thức xét tuyển kết hợp năm 2021: Phương thức 1 điểm thấp nhất là 22 còn phương thức 2 là 25 điểm là thang điểm thấp nhất.
Danh sách các trường Đại học lấy điểm thấp ở Hà Nội
Danh sách các trường đại học lấy điểm thấp ở Hà Nội để tạo điều kiện cho các bạn đăng kí thi tuyển và có khả năng đỗ cao.
Danh sách các trường đại học lấy điểm thấp ở Hà Nội:
Đại Học Mỏ – Địa Chất: Trường đại học Mỏ – Địa chất có điểm chuẩn tương đối thấp rơi vào khoảng từ 14 điểm cho đến 15 điểm. Với số lượng ngành 14 điểm chiếm đa số. Cùng tham khảo một số ngành ở trường đại học này ngay dưới đây:
1. Quản trị kinh doanh: 14 điểm
2. Kế toán: 14 điểm
3. Công nghệ thông tin: 14 điểm
4. Công nghệ kỹ thuật hóa học: 15 điểm
5. Kỹ thuật cơ khí: 14 điểm
6. Kỹ thuật cơ khí: 14 điểm
7. Kỹ thuật điện, điện tử: 14 điểm
8. Kỹ thuật điều khiển điện tự động hóa: 16 điểm
9. Kỹ thuật môi trường: 14 điểm
10. Kỹ thuật địa chất: 14 điểm
11. Kỹ thuật địa vật lý: 15 điểm
Điểm các ngành trên được xét trên tiêu chí nguyện vọng 1 và không có môn nào nhân đôi hệ số.
Trường Đại Học Lâm Nghiệp: Tất cả các ngành của trường Đại Học Lâm Nghiệp đều có mức điểm chuẩn là 15.5 ở tất cả các ngành và các tổ hợp. Lưu ý không có ngành nào có môn thi nhân hệ số 2. Dưới đây là danh sách các ngành có chỉ tiêu cao nhất ở mọi tổ hợp môn:
1. Quản lý tài nguyên thiên nhiên
2. Lâm nghiệp (Đào tạo bằng tiếng anh)
3. Kỹ thuật cơ khí
4. Công nghệ chế biến lâm nghiệp
5. Công nghệ chế biến lâm sản
Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam: Năm 2018 là năm chứng kiến mức điểm chuẩn ở học viện Nông Nghiệp Việt Nam thấp nhất trong những năm gần đây. Điểm chuẩn từng ngành theo từng tổ hợp thấp và dao động từ 15 – 21 điểm trong đó có một số ngành chỉ có mức điểm chuẩn là 14 điểm. Danh sách một số ngành có điểm chuẩn khá thấp như sau:
1. Bảo vệ thực vật: 14 điểm
2. Chăn nuôi: 14 điểm
3. Chăn nuôi định hướng nghề nghiệp: 14 điểm
4. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử: 15 điểm
5. Công nghệ kỹ thuật ô tô: 14.5 điểm
6. Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan định hướng nghề nghiệp: 15.0 điểm
7. Công nghệ sau thu hoạch: 16 điểm
8. Công nghệ sinh học: 15.5 điểm
9. Công nghệ sinh học chất lượng cao: 15.5 điểm
10. Công nghệ sinh học định hướng nghề nghiệp: 15.5 điểm
Trường Đại Học Nội Vụ: Mặc dù có một số ngành có điểm chuẩn lên đến 26 điểm (Quản lí Nhà nước về Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tuy nhiên trường Đại Học Nội Vụ vẫn được xếp vào trường có điểm chuẩn các ngành khá thấp tại Hà Nội, lý do vì các ngành còn lại có điểm chuẩn khá thấp, dao động từ 14 – 23 điểm. Danh sách một số ngành có điểm chuẩn thấp nhất tại trường đại học Nội Vụ:
1. Công nghệ văn hóa du lịch: 14 điểm
2. Quản lý nhà nước: 14 điểm
3. Luật: 17.5 điểm
4. Quản lí văn hóa: 14 điểm
5. Hệ thống thông tin: 15 điểm
6. CN chính sách công: 15 điểm
Đại Học Thăng Long: 19.6 điểm là điểm trúng tuyển vào ngành cao nhất ở Đại Học Thăng Long – cụ thể là ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc. Cũng theo đó, ngành có điểm trúng tuyển thấp nhất là ngành Toán – Tin Học và Khoa học sức khỏe chỉ với mức điểm là 15 điểm. Các ngành còn lại trải dài từ 15 điểm đến 18 điểm. Một số ngành có điểm chuẩn thấp nhất bao gồm:
1. Điều dưỡng
2. Y tế công cộng
3. Quản lí bệnh viện
4. Dinh dưỡng
4 ngành trên có mức điểm chuẩn là 15, thuộc vào các ngành có điểm chuẩn thấp nhất trong trường.
Sĩ Quan Phòng Hóa: Năm 2018 đánh dấu là năm có mức điểm chuẩn thấp nhất trong 5 năm gần đây của Trường Sĩ Quan Phòng Hóa. Theo mức điểm chuẩn là 19.05 ở Miền Nam và đặc biệt là 20.6 điểm ở Miền Bắc (Hà Nội). Mức điểm thấp hơn từ 2 – 3 điểm so với các năm trước.
Đại Học Lao Động – Xã Hội: Đại Học Lao Động – Xã Hội có mức điểm chuẩn dao động khá thấp chỉ từ 14 – 16 điểm. Một số ngành có điểm chuẩn thấp ở đây bao gồm:
1. Công tác xã hội: 14.5 điểm
2. Tâm lý học: 14.5 điểm
3. Quản trị nhân lực: 14.25 điểm
4. Kinh tế lao động: 14.5 điểm
5. Luật kinh tế: 14.5 điểm
6. Kế toán: 14.25 điểm
7. Bảo hiểm: 14 điểm
8. Quản trị kinh doanh: 14.25 điểm
Đại Học Điện Lực: Với mức điểm chuẩn cao nhất là 16, Đại Học Điện lực là một trong những trường có mức điểm chuẩn khá thấp. Chủ yếu dao động từ 14 – 15.5 điểm. Danh sách một số ngành có chỉ tiêu cao nhất như sau:
1. Quản trị kinh doanh: 15.5 điểm
2. Quản trị kinh doanh chất lượng cao: 15 điểm
3. Tài chính ngân hàng: 15 điểm
4. Tài chính – ngân hàng chất lượng cao: 15 điểm
5. Kế toán: 15.5 điểm
6. Kế toán chất lượng cao: 15 điểm
7. Kiểm toán: 14 điểm
8. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử: 16 điểm
9. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử chất lượng cao: 15 điểm
10. Quản lí công nghiệp: 15 điểm
Đại học Thủy Lợi: Năm 2018, Đại học Thủy lợi có mức điểm chuẩn ở một số ngành là 14 điểm. Ngành cao điểm nhất cũng chỉ đạt mức 19 điểm (Ngành kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ). Danh sách một số ngành có chỉ tiêu cao ở trường như sau:
1. Công nghệ thông tin: 17.95 điểm
2. Kế toán: 17 điểm
3. Quản trị kinh doanh: 17.4 điểm
4. Kinh tế: 16.95 điểm
5. Hệ thống thông tin: 16 điểm
6. Kỹ thuật phần mềm: 16 điểm
7. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: 15.6 điểm
8. Kỹ thuật cơ khí: 15.3 điểm
9. Kỹ thuật cơ điện tử: 15.15 điểm
10. Kỹ thuật xây dựng công trình thủy: 14 điểm