Quan hệ hội sinh là gì?
Quan hệ hội sinh là một mối quan hệ lâu dài và gắn kết với nhau trong đó loài sống hội sinh có lợi, còn loài được hội sinh không có lợi và cũng không bị hại. Ví dụ, loài phong lan lấy thân gỗ khác để bám, cá ép luôn tìm đến các loài động vật lớn (cá mập, vích…) nhờ đó dễ dàng di chuyển xa, dễ kiếm ăn và hô hấp, các loài động vật nhỏ sống hội sinh với giun biển…
Đặc điểm của quan hệ hội sinh
Các loài được hưởng lợi từ mối quan hệ hội sinh có thể có được chất dinh dưỡng, nơi trú ẩn, hỗ trợ, hoặc được quá giang từ các loài vật chủ, mà là vật chủ không bị ảnh hưởng. Quan hệ hội sinh thường là giữa một vật chủ lớn hơn và một kẻ bu bám nhỏ hơn. Nhiều loài chim sống trên cơ thể động vật ăn cỏ có vú lớn hoặc ăn côn trùng được nuôi bằng động vật có vú, hoặc nhiều loài cá bám theo những con cá ăn thịt để nhặt nhạnh những mẫu thịt còn thừa, hoặc nhiều loài cá nhỏ bám trên lưng con cá đuối hay những con rùa để tiết kiệm sức lực phải di chuyển đường xa.
Ví dụ về mối quan hệ hội sinh
Mối quan hệ giữa loài sói với con người trong quá trình thuần hóa loài sói trở thành chó nhà. Ban đầu, có lẽ đã có những cá thể sói hoang lang thang, lạc bầy, bị chối bỏ sẽ quanh quẩn bên cạnh con người để nhặt những mẫu thịt người, con người với lòng vị tha có lẽ đã không ngần ngại ném những miếng thức ăn cho chúng và cũng không ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của người, dần dà những con sói này quanh quẩn bên con người ở một khoảng cách nhất định, đồng thời với giác quan tinh nhạy, chúng cũng cảnh báo con người về mối hiểm họa từ dã thú và có lẽ mối quan hệ này đã được thiết lập.
Ví dụ: Quan hệ nào sau đây là quan hệ hội sinh?
A. Vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu
B. Địa y sống bám trên cành cây
C. Hải quỳ sống bám trên vỏ ốc của tôm kí cư
D. Cả ba đáp án A,B,C
Đáp án B: Địa y sống bám trên cành cây là quan hệ hội sinh