Văn học trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Trong giai đoạn này, văn học trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Đến giai đoạn cuối, văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa có thành tựu đáng kể.
Mục lục
Quá trình phát triển của văn học trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
Lịch sử: Giai cấp phong kiến Việt Nam rất thịnh trị, đoàn kết dân tộc, liên tiếp đánh bại quân xâm lược của phong kiến phương Bắc : năm 938, năm 988,thế kỉ X, thế kỉ XIII, thế kỉ XV.
Văn học: Chủ đề tập trung của giai đoạn này là nâu cao tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần quyết chiến.
– Tác phẩm tiêu biểu:
+ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt
+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Từ đầu thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII
Lịch sử: Xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng , các cuộc nội chiến nổ ra tranh giành quyền lực, người dân lầm than khổ cực
Văn học: Tập trung phản ánh và phê phán xã hội
– Tác giả tiêu biểu :
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ Nguyễn Dữ
Từ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
Lịch sử: Giai cấp phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Khởi nghĩa nông dân nổi lên ở khắp nơi, điển hình là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đứng đầu là ba anh em Nguyễn Huệ.
Văn học: Tập trung phê phán xã hội, khẳng định quyền sống của con người.
– Tác giả tiêu biểu:
+ Hồ Xuân Hương
+ Nguyễn Du
+ Bà huyện Thanh Quan
+ Đoàn Thị Điểm
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
Lịch sử: Pháp xâm lược nước ta, chính quyến đang từng bước dâng nước cho Pháp (1884), nhiều cuộc kháng chiến nổi lên chống Pháp.
Văn học: Hướng hẳn vào phê phán những thói hư dởm đời, bên cạnh đó còn hướng tới cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Tác giả tiêu biểu:
+ Nguyễn Đình Chiểu
+ Nguyễn Khuyến
+ Trần Tế Xương