Mục lục
Oxi tác dụng với phi kim
Trong mỗi điều kiện khác nhau thì oxi tác dụng với khá nhiều loại phi kim trong tự nhiên. Tuy nhiên, ở bài học về tính chất của oxi hóa 8 chúng ta cần nắm rõ thêm tác dụng của oxi với 2 nguyên tố phi kim là photpho (P) và lưu huỳnh (S).
Oxi tác dụng với lưu huỳnh
Khi làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh ở trong không khí thì chúng ta rút ra được một số lưu ý sau:
Lưu huỳnh cháy trong oxi rất mãnh liệt, tạo ra ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt. Phản ứng sản xuất ra khí lưu huỳnh đi-o-xít (SO2) và có rất ít khí lưu huỳnh tri-o-xít (SO3) .
Oxi tác dụng với photpho
Khi làm thí nghiệm chúng ta rút ra được một số kết luận:
Photpho cháy rất mạnh trong không khí và tạo ra ngọn lửa sáng chói, có một lượng lớn khói màu trắng bám vào thành lọ. Bột trắng này có thể tan được trong nước và có kí hiệu là P2O5 ( điphotpho pentaoxit).
Oxi tác dụng với kim loại
Tính chất hóa học của oxi không giống với phi kim, oxi khó xảy ra phản ứng với kim loại. Ở điều kiện bình thường hay điều kiện phức tạp thì hầu hết oxi đều phản ứng với kim loại. Đương nhiên, nếu ở điều kiện bình thường thì phản ứng sẽ xảy ra lâu hơn. Ví dụ minh hoạ và minh chứng cho điều này đó là gỉ sắt.
Lưu ý: oxit sắt từ là một hợp chất biểu thị cho cả sắt III và sắt II được gọi chung tên là Oxit sắt từ.
Oxi tác dụng với hợp chất
Ở đời thực chúng ta cũng đã thấy rất nhiều phản ứng của oxi với hợp chất. Tuy nhiên, phổ biến nhất của tác dụng này đó là phản ứng cháy của khí metan có trong khí bioga, bùn ao với oxi, tỏa rất nhiều nhiệt.