Tiếng Anh

Bài 16: Các cấu trúc câu so sánh
Tiếng Anh

Bài 16: Các cấu trúc câu so sánh

Khi muốn diễn đạt ý so sánh tính chất của sự vật, sự việc hay con người bằng tiếng Anh, người học buộc phải ghi nhớ những cấu trúc cũng như các quy tắc tương ứng. Đây quả thực là một việc không hề dễ dàng. Hãy cùng ThiDaihoc.vn nhắc lại và ghi nhớ các hình thức so sánh bằng, hơn, kém, cao nhất, càng…càng,… nhé. 1. So sánh bằng. So sánh bằng chỉ ra 2 thực thể chính xác giống nhau (bằng nhau hoặc như nhau) và ngược lại nếu cấu trúc so sánh ở dạng phủ định. Cấu trúc S + verb + as + adj/ adv + as noun/ pronoun/ S + V – Nếu là cấu trúc phủ định “as” thứ nhất có thể thay bằng “so“. Ví dụ: He is not so tall as his father. Lưu ý: Ta cần phải nhớ rằng đại từ sau “as” luôn ở dạng đại từ tân ngữ. Ví dụ: Peter is as tall as me. You are as old as her. Một số t...
Bài 17: Giới từ trong tiếng Anh
Tiếng Anh

Bài 17: Giới từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, giới từ là một dạng từ loại có rất ít từ (Có khoảng 150 giới từ) nhưng lại là một dạng từ loại quan trọng và phức tạp. Thêm đó, trên thực tế, những giới từ như “of, to và in” là một trong 10 từ thường được sử dụng nhất trong Tiếng Anh.Trong bài này ta sẽ học tất cả những gì nên biết về giới từ trong phạm vi tiếng Anh cơ bản như định nghĩa, cách sử dụng, phân loại, vị trí, cách đặt từ ngữ có giới từ và làm quen với những giới từ thông dụng. 1. Định nghĩa: Giới từ là từ loại chỉ sự liên quan giữa các từ loại trong cụm từ, trong câu. Những từ thường đi sau giới từ là tân ngữ (Object), Verb + ing, Cụm danh từ … Ví dụ: a. I went into the room. b. I was sitting in the room at that time. Ta thấy rõ, ở ví dụ a., “the room” là tân ngữ của giới từ “into”. Ở ví dụ b., ...
Bài 18: Câu bị động
Tiếng Anh

Bài 18: Câu bị động

Trong tiếng Anh, người ta rất hay dùng câu bị động. Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thời của động từ ở câu bị động phải tuân theo thời của động từ ở câu chủ động. Chúng ta hãy cùng học các kiến thức liên quan để sử dụng thành thạo câu bị động nhé. 1. Bị /Thụ động cách là cách đặt câu trong đó chủ ngữ đứng vai bị động. Ví dụ: 1. Chinese is learnt at school. 2. A book was bought. Chú ý: Điều kiện để có thể chuyển câu chủ động sang bị động: Thứ 1: Câu chủ động phải xác lập có được tân ngữ. (object) Thứ 2: Câu chủ động phải có Ngoại động từ. (transitive verbs) 2. Qui tắc Câu bị độ...
Bài 19: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Tiếng Anh

Bài 19: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

Trong một câu tiếng Anh, chủ ngữ và động từ phải phù hợp với nhau về ngôi và số (số ít hay số nhiều). Quy tắc chung: chủ ngữ số ít đi cùng động từ số ít và chủ ngữ số nhiều đi cùng động từ số nhiều. Tuy nhiên, đôi khi chủ ngữ còn hòa hợp với động từ tùy theo ý tưởng diễn đạt hoặc danh từ/đại từ đứng trước theo các quy tắc nhất định. Chúng ta hãy ghi nhớ những quy tắc dưới đây để tránh những nhầm lẫn không đáng có  khi học tiếng Anh nhé. 1. Các trường hợp chủ ngữ đứng tách khỏi động từ – Trong câu tiếng Anh, có nhiều trường hợp rất khó xác định được đâu là chủ ngữ của câu do chủ ngữ và động từ không đi liền với nhau. The boys in the room are playing chess. – Thông thường trong các trường hợp đó, một ngữ giới từ (một giới từ mở đầu và các danh từ theo sau – in the room) thường nằm gi...
Bài 20: Câu điều kiện
Tiếng Anh

Bài 20: Câu điều kiện

Câu điều kiện gồm có hai phần: Một phần nêu lên điều kiện và một phần còn lại nêu lên kết quả hay được gọi là mệnh đề chỉ điều kiện và mệnh đề chỉ kết quả. Thêm đó, hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chỗ được cho nhau. Đối với người học Tiếng Anh nói chung và người ôn luyện thi môn tiếng Anh THPT nói riêng, biết và nắm chắc các vấn đề liên quan tới câu điều kiện như phân loại, cách dùng, trường hợp đặc biệt…. là bắt buộc để có thể hoàn thiện trình học tiếng Anh của mình. 1. Mấy lưu ý về câu điều kiện. – Câu điều kiện gồm có hai phần: Một phần nêu lên điều kiện và một phần còn lại nêu lên kết quả hay được gọi là mệnh đề chỉ điều kiện và mệnh đề chỉ kết quả. Ví dụ: If it rains, I will stay at home. You will pass the exam if you work hard. – Hai mệnh đề trong câu điề...