Hiện ngành Kiến trúc đang là ngành hot và là ngành nhận được nhiều sự ưu ái từ phía học sinh và bậc phụ huynh. Tuy nhiên bạn đã nắm rõ những thông tin quan trọng về ngành này? Thời gian học ngành Kiến trúc trong bao lâu? Và đâu là trường đại học đào tạo hàng đầu? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cần thiết về ngành Kiến trúc và trường đại học đào tạo hàng đầu. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Thời gian học ngành Kiến trúc trong bao lâu?
Có lẽ sẽ có nhiều bậc phụ huynh và học sinh quan tâm đến: “Thời gian học ngành Kiến trúc trong bao lâu?”. Ngay bây giờ mình sẽ giải đáp cho các bạn thắc mắc về thời gian học ngành Kiến trúc tại các trường Đại học.
Thời gian đào tạo
Đối với hệ Đại học chính quy thời gian học trung bình là 05 năm khi học đúng tiến độ và khối lượng kiến thức tích lũy theo chương trình đào tạo chuẩn của ngành.
Khối lượng kiến thức toàn khóa
Khối lượng là 174 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng), trong đó:
- Kiến thức giáo dục đại cương: 37 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 137 tín chỉ
Cơ hội nghề nghiệp ngành Kiến trúc
Cơ hội nghề nghiệp
Theo như khảo sát của tạp chí Kiến trúc Architect Magazine, ngành kiến trúc là một trong những ngành nghề có tiềm năng phát triển lớn, đúng thứ 19 trong số các ngành thuộc nhóm Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học có thu nhập cao.
Hiện nay, tại Việt Nam các công trình kiến trúc ngày một tăng lên, vì thế nhu cầu nhân lực cũng tăng theo. Ngoài ra, cơ hội việc làm tại các nước tiên tiến, có nhu cầu kiến trúc sư lớn: Mỹ, Châu u, Singapore, Nhật Bản,… Đây sẽ là cơ hội lớn để phát triển nếu ai biết nắm bắt.
Dự báo từ nay đến năm 2020, nhân sự ngành xây dựng mỗi năm sẽ phải tăng thêm 400.000 – 500.000 người.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng vị trí top 10 trên thị trường lao động của nhóm ngành xây dựng vẫn sẽ giữ nguyên thứ hạng trong những năm sắp tới. Do đó, ngành xây dựng sẽ mang đến cho các bạn trẻ nhiều cơ hội việc làm đáng mơ ước.
Vị trí công việc sau khi ra trường
Những vị trí công việc mà một sinh viên theo học ngành kiến trúc sau khi ra trường có thể đảm nhận bao gồm:
- Có khả năng thiết kế công trình hoặc Chủ nhiệm công trình. Có khả năng sáng tác, tìm ý kiến trúc tốt, biểu diễn ý tưởng, sáng tạo, thuyết phục.
- Có khả năng quản lý và điều hành khai thác với các lĩnh vực trong một công trình hay một tổ nhóm, một xưởng thiết kế hoặc một công ty. Quản lý các dự án đầu tư xây dựng, quản lý các công tác thiết kế, lập dự án ở các cơ quan, xí nghiệp, một địa phương…
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong nghề nghiệp, đặc biệt ứng dụng phần mềm chuyên dụng vào công tác thiết kế và quản lý công trình.
- Có khả năng Nghiên cứu và giảng dạy ngành Kiến trúc trong các cơ sở đào tạo như các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học… Có khả năng nghiên cứu sâu, nâng cao, như thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành các chuyên gia giỏi, đầu ngành trong lĩnh vực kiến trúc.
Ngành Kiến trúc ra trường làm việc ở đâu?
Ngành Kiến trúc đã và đang trở thành một ngành nghề có thế mạnh phát triển lớn. Có vô vàn những cơ hội tiềm năng dành cho các cử nhân tốt nghiệp ngành học kiến trúc. Sinh viên ra trường sẽ đảm nhận nhiều vị trí, công việc khác nhau. Cụ thể như:
- Trực tiếp giảng dạy tại các trường đại học, học viện về chuyên ngành kiến trúc.
- Chuyên gia tư vấn, cung cấp các giải pháp về kiến trúc cho các công ty kiến trúc, xây dựng.
- Tự khởi nghiệp với vai trò là các chủ đầu tư, người thiết kế hay thi công các công trình kiến trúc.
- Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp; quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, cao ốc, công trình đô thị và nông thôn tại các công ty tư vấn kiến trúc, các viện trực thuộc Bộ, ngành, các tổng công ty lớn của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa.