Site icon Thông tin Tuyển sinh

Tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng

Câu hỏi: Tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng?

Trả lời:

Tôn là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng công nghiệp… Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, tôn lợp mái còn có tác dụng bảo vệ công trình tránh khỏi các tác động của yếu tố môi trường. Thiết kế lượn sóng sẽ giúp gia tăng khả năng chịu lực của mái lợp tôn.

Mái tôn được thiết kế với dạng lượn sóng là do những lý do sau đây:

Về mặt cơ học

Một vài chuyên gia đã đưa ra các dẫn chứng khoa học về lợi ích thực tế của dạng lượn sóng. Đó chính là sẽ giúp nâng cao độ bền cơ học, sức chống chịu cho mái tôn. Luôn luôn đảm bảo rằng những tác động từ bên ngoài môi trường sẽ không thể gây hại cho công trình. Nhiều thử nghiệm thực tế đã cho thấy rằng tôn dạng lượn sóng bền bỉ hơn rất nhiều so với dạng phẳng.

Thông thường một tấm tôn sẽ có độ dày tính bằng zem. Một tấm tôn thông thường sẽ có độ dày thấp nhất là 2 zem; Loại tốt nhất là 5 zem. Tuy nhiên nếu so về tấm tôn phẳng và tôn lượn sóng có cùng độ dày thì chắc chắn dạng lượn sóng sẽ chiến thắng về mặt độ bền. Bởi những góc cạnh trong dạng lượn sóng sẽ có phần cứng cáp hơn rất nhiều. Khi có va đập xảy ra thì khả năng chịu tải lực cũng cao hơn.

Về mặt nhiệt học

Môi trường bên ngoài cũng tác động không hề nhỏ đối với độ bền, tính cơ học của mái tôn. Và nhiệt độ từ môi trường khắc nghiệt cũng là một trong những yếu tố được quan tâm nhất. Đặc biệt đối với môi trường tại Việt Nam là cực kỳ nóng vào mùa khô, lạnh vào mùa mưa. Thế nên vấn đề này lại càng đáng được lưu ý hơn.

Do đó các nhà khoa học, sản xuất đã tính toán rất kỹ về cách giải quyết vấn đề này. Trong vật lý thì chúng ta đã được học về tính chất của kim loại đối với nhiệt độ như sau:

Bởi tính chất này, nếu không tính toán kỹ thì tấm tôn rất dễ bị mềm mỏng, giòn. Thậm chí là nứt vỡ khi phải chống chịu lại môi trường quá khắc nghiệt trong thời gian dài.

 

Exit mobile version