Tag: văn học trung đại

Văn học viết ra đời khi nào?
Ngữ văn

Văn học viết ra đời khi nào?

Văn học viết ra đời khi đã có chữ viết, được lưu giữ bằng văn tự (chữ viết). Văn học viết là những sáng tác của cá nhân nên mang dấu ấn phong cách của từng tác giả. Tuy ra đời muộn (khoảng thế kỷ X), song văn học viết trở thành bộ phận văn học chủ đạo, giữ vị trí thống trị trong nền văn học nước nhà. Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian Việt Nam. Các tác phẩm Quốc âm thi tập, Truyện Kiều, thơ Nôm... đều có yếu tố của tục ngữ, ca dao; Truyền kì mạn lục mang nhiều yếu tố của truyền thuyết, cổ tích thần kì... Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác th...
Văn học trung đại từ thế kỉ nào?
Ngữ văn

Văn học trung đại từ thế kỉ nào?

Văn học trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Trong giai đoạn này, văn học trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Đến giai đoạn cuối, văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa có thành tựu đáng kể. Quá trình phát triển của văn học trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV Lịch sử: Giai cấp phong kiến Việt Nam rất thịnh trị, đoàn kết dân tộc, liên tiếp đánh bại quân xâm lược của phong kiến phương Bắc : năm 938, năm 988,thế kỉ X, thế kỉ XIII, thế kỉ XV. Văn học: Chủ đề tập trung của giai đoạn này là nâu cao tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần quyết chiến. - Tác phẩm tiêu biểu: + Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt + Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn + Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Từ đầu thế kỉ...
Thành tựu của văn học trung đại
Ngữ văn

Thành tựu của văn học trung đại

Bảng thống kê thành tựu của văn học trung đại qua các thời kì. Thành tựu Thế kỉ XI - XV Thế kỉ XVI - XVIII Văn học trung đại - Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. - Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như “ Nam quốc Sơn Hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bạch Đằng giang phú”, “Bình Ngô đại cáo”,... - Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển, với các tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn,… có nội dung ca ngợi đất nước. - Văn học dân gian tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu. - Văn học chữ Hán: mất dần vị thế. + Tuy vậy, ở Đàng Trong, xuất hiện một số nhà thơ, hội thơ, nhà nghiên cứu biên soạn các sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,… góp phần làm cho văn học thêm phong phú. - Văn học chữ Nôm: phát triể...
Lực lượng sáng tác của văn học trung đại
Ngữ văn

Lực lượng sáng tác của văn học trung đại

Văn học trung đại Việt Nam còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như văn học thành văn, văn học phong kiến, văn học cổ điển. Bởi từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, văn học trung đại Việt Nam phát triển trong một môi trường xã hội phong kiến với ý thức hệ nho giáo. Lực lượng sáng tác của văn học trung đại chủ yếu là tầng lớp trí thức, những người có trình độ cao, được đào tạo từ "cửa Khổng sân Trình" và những sáng tác chỉ lưu truyền trong tầng lớp công chúng ấy. Bên cạnh đó văn học thời kỳ này còn chịu ảnh hưởng bởi thi pháp văn chương cổ điển. Văn học trung đại Việt Nam tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỷ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế sự. Văn học trung đại được chia thành các giai đoạn: + Giai đoạn văn học Lý-Trần (Từ thế kỷ XI đ...
Tính phi ngã là gì
Ngữ văn

Tính phi ngã là gì

Tính phi ngã là gì Tính phi ngã là sự coi nhẹ biểu hiện cá tính con người trong thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Sự coi nhẹ biểu hiện cá tính con người trong thi pháp văn học trung đại (tính phi ngã) là sự cảm thụ và diễn tả hiện thực khách quan không bởi con mắt quan sát của cá nhân người nghệ sĩ và không phải bằng hình ảnh ngôn từ, nhịp điệu, tình tiết do nghệ sĩ đó sáng tạo nên mà bằng một hệ thống ước lệ nghệ thuật có tính chất phi ngã. Nguyên nhân của tính phi ngã trong văn học trung đại Thời trung đại (phong kiến), ý thức cá nhân chưa có điều kiện phát triển. Con người chưa bao giờ “sống là mình”. Con người chỉ sống với không gian mà không sống cùng thời gian. Con người được nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở của tầng lớp, giai cấp, dòng tộc, địa vị xã hội. Con người chỉ phân thàn...