Tag: văn học dân gian

Lực lượng sáng tác của văn học dân gian
Ngữ văn

Lực lượng sáng tác của văn học dân gian

Lực lượng sáng tác của văn học dân gian phần lớn là người nông dân nhưng cũng có những người trí thức với tư cách là một cộng đồng dân tộc. Họ sáng tác các tác phẩm nhằm phục vụ cho sinh hoạt sản xuất. Sau những giờ lao động mệt nhọc, vất vả, những tác phẩm văn học dân gian được thành hình nhằm làm khuây khỏa nỗi lo cơm áo và giúp tinh thần họ thoải mái hơn, từ đó mà việc sản xuất trở nên có hiệu quả, đời sống vui tươi, lành mạnh. Do đặc trưng về lực lượng sáng tác phần lướn là nhân dân lao động nên tính quê mùa, chất phác là điều hiện hữu rõ nét nhất. Những con người ấy sống tự do như chim trời, bình dị, dân dã, lạc quan, yêu đời. Tất cả điều đó họ đưa vào sáng tác một cách tự nhiên, chân thật nhất như nó vốn tồn tại: “Trời mưa Quả dưa vẹo vọ Con ốc nằm co Con tôm đánh đáo Con cò ...
Các thể loại văn học dân gian
Ngữ văn

Các thể loại văn học dân gian

Các thể loại văn học dân gian Văn học dân gian có 12 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. Đặc trưng các thể loại của văn học dân gian Thần thoại: Nhằm kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức của con người thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Truyền thuyết: là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại. Sử thi: chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm ch...
Văn học dân gian là gì?
Ngữ văn

Văn học dân gian là gì?

Văn học dân gian là gì? Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Tính nguyên hợp của văn học dân gian - Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sựû hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời nguyên thủy, khi mà các lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hóa. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hóa nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính ngu...
Văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ như thế nào?
Ngữ văn

Văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ như thế nào?

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học nầy bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian... Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Chẳng hạn, tác giả dân gian đã đưa những chất liệu ...